Tìm kiếm: DN-nội
Trong những tháng cuối năm, bên cạnh sự cạnh tranh khốc liệt, ngành dệt may đang phải đối mặt với những khó khăn hiện hữu như tình trạng thiếu đơn hàng, giá nhân công không còn rẻ, vốn và chi phí sản xuất gia tăng.
Các doanh nghiệp thực phẩm Việt đang phải đối mặt với những xu hướng mua sắm, tiêu dùng mới ở trong nước và thế giới khi nguồn lực còn nhiều hạn chế.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, hình thành nên những cụm liên kết ngành điện tử, dệt may, thủy sản v.v... Tuy nhiên, hiện mới chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp Việt Nam là một phần trong chuỗi giá trị toàn cầu...
Việt Nam là quốc gia sản xuất giày xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới nhưng chủ yếu làm gia công cho các thương hiệu lớn, thị trường nội địa bỏ ngỏ cho hàng ngoại chi phối. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giày dép trong nước khoảng 150 triệu đôi/ năm nhưng sản xuất trong nước mới đáp ứng được 40%.
Nhiều doanh nghiệp kiến nghị Bộ luật Lao động (sửa đổi) nên giữ nguyên quy định làm việc 48 giờ/tuần, cần xem xét về việc nâng mức thời giờ làm thêm tối đa hằng năm từ 200 giờ lên 400 – 500 giờ/năm với các ngành đặc thù.
Trong bối cảnh hội nhập, muốn tồn tại bền vững doanh nghiệp phải xây dựng bản sắc và văn hóa doanh nghiệp (VHDN). Bởi khi DN ngoại đầu tư vào Việt Nam sẽ mang theo văn hóa của họ và nếu lơ là, DN Việt sẽ mất đi bản sắc cũng như lợi thế cạnh tranh ngay tại “sân nhà”.
DNVN - Với sự dịch chuyển nguồn vốn đầu tư nước ngoài hiện nay, doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam cần có sự chuẩn bị để tranh thủ cơ hội đón đầu làn sóng FDI. Tuy vậy, việc đạt được các tiêu chuẩn của các công ty nước ngoài để thu hút được vốn đầu tư không hề đơn giản.
Tâm lý chung của người tiêu dùng (NTD) trong nước là chỉ ưa sử dụng hàng tươi sống, chưa có tâm lý tiêu dùng những sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chế biến tinh, có giá trị cao. Vì thế những sản phẩm này hiện vẫn chưa thực sự thu hút người tiêu dùng.
Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu ngành điện, điện tử, trang thiết bị máy móc, phụ tùng nước ta ước đạt gần 100 tỷ USD, nằm trong tốp 20 quốc gia xuất khẩu điện tử lớn trên thế giới và tốp 10 trong khối ASEAN.
Để hình thành được đội ngũ 200 chuyên gia tư vấn hạt nhân, trong năm 2018 và 2019, Samsung sẽ tổ chức 8 khóa đào tạo tại Hà Nội và TPHCM.
Phân tích khá nhiều nguyên nhân khiến sau hơn 20 năm có chính sách ưu đãi, nhưng đến nay Việt Nam không hề có dòng xe du lịch đạt tỷ lệ nội địa hoá 40% để hưởng mức thuế xuất 0% ra các nước ASEAN, chuyên gia Bộ Công Thương và liên doanh ô tô số 1 Việt Nam - Toyota.
Với 26 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, Bộ Công Thương dự kiến kim ngạch xuất khẩu cả năm 2018 có thể đạt 239 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2017 (đạt 214,01 tỷ USD).
Nếu được thông qua, bản dự thảo Nghị định 86 mới nhất của Bộ GTVT sẽ “đẩy” các ứng dụng gọi xe công nghệ về hoạt động như mô hình taxi truyền thống, người dân hết thời gọi xe giá rẻ.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, sẽ quản lý chặt các hộ kinh doanh cá thể về nộp thuế, các hộ này chuyển đổi thành doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi hơn.
Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 thế giới và thứ 3 trong khối ASEAN. Dù vậy, có đến khoảng 95% giá trị thuộc khối doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
End of content
Không có tin nào tiếp theo