Tìm kiếm: Doanh-nghiệp-nước-ngoài

Theo dự báo của các chuyên gia, năm 2020 thị trường BĐS sẽ tiếp tục có nhiều khó khăn đan xen những cơ hội cho các doanh nghiệp bất động sản. Vấn đề được các chủ đầu tư quan tâm hiện nay là năm 2020, các đại gia BĐS sẽ có hướng đi thế nào để thích ứng với thị trường.
Đi tìm thị trường xuất khẩu mới vào thời điểm này đang trở thành bài toán với các doanh nghiệp gỗ Việt Nam. Tiếp cận thị trường Trung Quốc hay vươn ra thị trường Mỹ để tận dụng những cơ hội xuất hiện trong cuộc thương chiến giữa hai cường quốc kinh tế này có vẻ không phải là phép tính dễ dàng.
DNVN - Doanh nghiệp Việt muốn đầu tư, kinh doanh tại Myanmar cần am hiểu chính sách và chủ động thích ứng với môi trường tại đây. Bởi, thị trường hiện vẫn duy trì chế độ cấp phép xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa còn chậm nên những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn thường gặp rất nhiều bất lợi, giảm sức cạnh tranh so với các đối thủ...
DNVN - Các DN tham gia Vietbuild Hà Nội 2019 lần thứ 3 nói riêng và Vietbuild nói chung rất nhanh nhạy, tinh tế và kịp thời nắm bắt khoa học công nghệ của thế giới nhờ sự giao lưu tương tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra những sản phẩm mới thông minh phục vụ nhu cầu thị trường.
DNVN - Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng, vẫn còn nhiều điểm tắc nghẽn về khung pháp lý khiến cho các dự án bất động sản du lịch đang bị chững lại. Nếu nhà nước cho sở hữu dài hạn bất động sản du lịch thì mới thu hút được vốn đầu tư của dân, bởi người dân muốn sở hữu vĩnh viễn.
DNVN - Ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Công ty TNHH Hòa Bình (Hòa Bình), sở hữu Trung tâm thương mại và siêu thị V+ đã đề xuất xây dựng một chuỗi các “đại siêu thị” V+ để cung cấp mặt bằng miễn phí cho các doanh nghiệp Việt bán hàng hóa nội địa tại 63 tỉnh, thành.
Hiện nay, nhiều mặt hàng của Việt Nam như: dệt may, nông sản, thực phẩm, gỗ và các sản phẩm gỗ xuất khẩu… đang bước vào giai đoạn cạnh tranh sòng phẳng với hàng nhập khẩu về mức thuế theo tiến trình thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Bản thân các đề án như 'Đề án Kinh tế chia sẻ'; 'Đề án Chuyển đổi số Quốc gia' không trực tiếp hình thành 'regulatory sandbox' mà chỉ mang tính định hướng. Thiếu phối hợp giữa các bộ, lẫn tâm lý 'sợ rủi ro' của các bộ, trong khi thiếu áp lực cần thiết từ Chính phủ, là nguyên nhân khiến sandbox đình trệ, chỉ dừng ở mức 'nói' mà 'chậm làm.

End of content

Không có tin nào tiếp theo