Tìm kiếm: Du-lịch-canh-nông

DNVN - Để giải quyết câu chuyện “được mùa rớt giá” cho nông sản ở đồng bằng Sông Cửu Long, nhiều chuyên gia nhận định cần đẩy mạnh khâu chế biến để xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhà nước cần hỗ trợ cho HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp để họ góp phần giải quyết đầu ra cho nông sản.
DNVN – Do du lịch canh nông là mô hình du lịch mới, chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể của các bộ, ngành Trung ương, nên tỉnh Lâm Đồng tạm thời chưa xem xét việc chấp thuận chủ trương thực hiện dự án đầu tư xây dựng điểm du lịch canh nông. Đồng thời yêu cầu chủ đầu tư các dự án du lịch này, tạm dừng việc đầu tư xây dựng, chờ chỉ đạo mới.
DNVN – Chưa nở rộ muôn màu ngàn sắc như “thủ phủ” du lịch canh nông Đà Lạt, nhưng với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, cộng với sự năng động, sáng tạo của những doanh nghiệp đầy tâm huyết ở vùng đất được mệnh danh là Hà Nội trên Cao nguyên – huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng – loại hình du lịch canh nông, khám phá hứa hẹn sẽ “nở hoa”.
Hiện có một số ý kiến trái chiều về nhà kính - một trong những giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp - nhưng còn mang tính đơn chiều, chưa đặt trong mối tương quan với điều kiện tổng thể... Phóng viên Doanh nghiệp Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, để làm rõ hơn vấn đề này.
Đến xã Tà Nung, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hỏi thì không ai không biết ông Phạm Văn Tài – Chi hội trưởng Chi hội Nông dân xã Tà Nung. Ông nổi tiếng bởi sự mạnh dạn và quyết đoán trong làm nông nghiệp, người tiên phong trong việc đưa hệ thống tưới nhỏ giọt vào trồng hoa đồng tiền ở Tà Nung.
Sở hữu vườn mắc ca lớn nhất đất Lâm Đồng nhưng ít ai biết ông Trần Vinh (60 tuổi, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã phải bao phen gặp khó khăn chồng chất, tưởng chừng như buông bỏ nhưng cuối cùng ông vẫn vực lại được ước mơ phát triển loài cây cho hạt được mệnh danh “hoàng hậu” quả khô.
Những tưởng, trước nay ở vùng đất Di Linh người dân chỉ chuyên canh cây cà phê và các loại cây ăn trái, nhưng khi bước vào Trang trại hoa phong lan của anh Trần Vĩnh Sương (thôn Đồng Lạc 3 - xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng), tôi thực sự ngỡ ngàng trước một khu “bảo tồn thiên nhiên” với hàng trăm loài phong lan khoe sắc.

End of content

Không có tin nào tiếp theo