Tìm kiếm: Giá-bán-điện
Dự thảo Quy định về cơ chế quản lý và điều chỉnh giá bán lẻ điện, đang được Bộ Công thương lấy ý kiến nhân dân. Theo dự thảo này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hoàn toàn được tự quyết định tăng giá ở mức 2-5%. Điều này đã gây ra nhiều ý kiến bất đồng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang kêu giá điện có áp lực tăng do phải chạy dầu để phát điện cung ứng cho mùa khô. Trong khi Bộ Công Thương trấn an vẫn đủ điện thì các chuyên gia nói nguyên nhân giá tăng có phần từ việc EVN lười sản xuất điện...
Nếu thông số đầu vào biến động trên 5% hoặc mức giá bán lẻ điện bình quân tính toán sau điều chỉnh ngoài phạm vi khung giá quy định thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương và gửi Bộ Tài chính để thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Năm 2012, trong khi hàng ngàn doanh nghiệp ngưng hoạt động và bị thua lỗ kéo dài thì các doanh nghiệp sản xuất điện đạt được lợi nhuận đáng kinh ngạc.
“Dịch vụ internet hiện nay phát triển mạnh, thanh toán trực tuyến cũng ngày càng phổ biến, kéo theo đó là những website đăng nhập thông tin, ăn cắp tài khoản, giả mạo trang thanh toán điện tử bùng phát như nấm sau mưa”, một chuyên gia công nghệ thông tin đã nói như vậy về tình trạng giả mạo website để lừa đảo trong thời gian gần đây.
Việc điều chỉnh tăng giá than, dầu cho phát điện; biến động lớn trong cơ cấu các nguồn điện huy động trong điều kiện thị trường phát điện cạnh tranh... sẽ là áp lực để EVN tiếp tục tăng giá bán điện trong năm nay.
Lợi nhuận hàng loạt công ty ngành điện năm 2012 tăng đột biến, từ gấp rưỡi đến gấp 3-4 lần năm trước. Riêng EVN, theo Phó Tổng giám đốc Đinh Quang Tri, mức lợi nhuận khoảng 3.500 - 4.000 tỷ đồng.
EVN cho rằng việc điều chỉnh giá điện lần này để bù đắp phần chi phí phát điện tăng lên do tăng giá bán than, giá khí...
EVN tiếp tục lỗ thêm 5.297 tỷ đồng kinh doanh điện năm 2011. Giá điện chắc chắn sẽ tăng chứ không giảm. Lộ trình này sẽ được trình Thủ tướng trong tháng 12 này.
Theo quy hoạch phát triển điện từ nay đến 2025, lượng công suất đặt tăng thêm chừng 30.000 MW vào năm 2015 và đến năm 2020 công suất hệ thống phải tăng thêm 50.000 - 60.000 MW. Tổng vốn đầu tư từ nay đến 2020 ước chừng khoảng 50 tỷ USD.
Trước đó, có ý kiến đề nghị cần quy định giao Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giá bán lẻ điện bình quân.
Ngày 26/9, Thủ tướng chỉ thị các Bộ, ngành, địa phương kiểm soát chặt chẽ các loại giá, phí của các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu như y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, cước vận tải, sữa, thuốc chữa bệnh ... và giá cả các loại hàng hóa là nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất.
Có DN chỉ được EVN mua với giá 400- 500 đồng /kWh, bán ra bình quân 1.506 đồng /kWh. Xây nhà máy nhưng lại phải chi tiền “gấp đôi” để làm đường dây truyền tải điện?!
Trong khi ra sức ép các nhà máy thủy điện, thậm chí họ phải chào giá 0 đồng để được chạy máy thì Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) lại vác tiền đi mua điện của Trung Quốc với giá cao gấp 2 đến 3 lần.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc tăng giá bán điện 5% là không có cơ sở. Bộ Công Thương và EVN không thể bắt toàn xã hội gánh lỗ cho doanh nghiệp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo