Tìm kiếm: Hiệp-hội-Dệt-may-Việt-Nam
Dịch Covid-19 có thể khiến xuất khẩu dệt may năm 2020 chỉ đạt 30-31 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra đầu năm là 42 tỷ USD.
Việt Nam có đủ năng lực để trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới. Tuy nhiên, để coi đây là một ngành sản xuất lâu dài thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố, do vậy doanh nghiệp cần thận trọng đầu tư quy mô lớn.
Việc giảm giá điện, nước, xăng dầu, kể cả giá nguyên liệu sẽ giúp giảm đáng kể chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất trong lúc khó khăn này. Một khi giá thành sản phẩm giảm, cùng với sự liên kết giữa các doanh nghiệp thì thị trường đầu ra sẽ “dễ thở” hơn.
DNVN - Tổng cục Hải quan vừa có ý kiến phản hồi thông tin về việc một số doanh nghiệp phản ánh những khó khăn trong việc xuất khẩu khẩu trang vải.
DNVN - 100% số doanh nghiệp sản xuất may mặc bị ảnh hưởng. Trong đó 70% doanh nghiệp phải cắt giảm việc làm ngay lập tức trong tháng 3 và 80% doanh nghiệp dự kiến phải cắt giảm lao động tiếp trong tháng 4 và tháng 5. Dự kiến chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2020 ngành dệt may sẽ bị thiệt hại 12.000 tỷ đồng vì dịch Covid-19.
Trên cơ sở dự kiến những tác động trực tiếp và gián tiếp của dịch COVID-19 tới các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, Tổng cục Thống kê đã xây dựng hai kịch bản tăng trưởng với dự kiến nếu dịch COVID-19 được khống chế kịp thời trong quý II/2020, hoặc kéo dài sang quý III năm 2020.
DNVN - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Chính phủ đã phát biểu như vậy tại cuộc họp chiều 26/3 của Tổ với các cơ quan, hiệp hội doanh nghiệp nhằm nắm bắt khó khăn của DN trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Các kiến nghị của doanh nghiệp sẽ được Tổ công tác tổng hợp, báo cáo, đề xuất các giải pháp tháo gỡ với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Người dân có nhu cầu rất lớn, thậm chí phải xếp hàng dài để chờ mua với số lượng hạn chế nhưng các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang lại đang lo lắng về đầu ra.
DNVN - Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu khẩu trang của người dân trong phòng dịch, đại diện Cục Công nghiệp và Vụ Thị trường trong nước đề xuất Chính phủ nghiên cứu dùng ngân sách Nhà nước đặt hàng khẩu trang vải từ các nhà sản xuất khẩu trang, qua đó giúp người dân có thể dễ dàng tiếp cận khẩu trang vải...
Để thoát thế khó trong lúc này cho các doanh nghiệp dệt may do tắt nguồn cung nguyên phụ liệu từ Trung Quốc vì dịch virus Corona, điều quan trọng vẫn là chủ động sớm tìm kiếm nguồn hàng mới an toàn hơn từ những thị trường khác.
Trong năm đầu tiên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội để thâm nhập những thị trường mới, song tăng trưởng xuất khẩu chưa đạt như kỳ vọng.
Ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết, đặc biệt là tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới.
DNVN - Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước thách thức vô cùng to lớn do bị mất đơn hàng về tay Ấn Độ và Bangladesh, do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ Trung và một số nguyên nhân khác. Một số doanh nghiệp dệt may rơi vào tình trạng thua lỗ, có nguy cơ phá sản.
DNVN - Thủ tướng yêu cầu ngành dệt may Việt Nam phải tạo ra thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp mang tầm thế giới, khu vực, mang lại lợi ích lâu dài cho đất nước, cho thế hệ mai sau. Đặc biệt, đến năm 2030, dệt may Việt Nam phải phấn đấu xuất khẩu đạt 100 tỷ USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo