Tìm kiếm: Khai-thác-tài-nguyên

Các tập đoàn liên tiếp có văn bản xin hỗ trợ từ Chính phủ với nhiều lý do. Tuy nhiên, trong khi kinh tế khó khăn, ngân sách phải có kéo mà vẫn khó để tăng lương theo lộ trình thì việc xin của các tập đoàn lại gây thêm sức ép cho ngân sách.
Số liệu của Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc cho hay, đầu tư ra nước ngoài của nước này đã tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Có vẻ nền kinh tế thứ hai thế giới đang tận dụng sự khó khăn của kinh tế nhiều khu vực để gia tăng ảnh hưởng kinh tế của mình, nhất là các nền kinh tế phát triển.
Dù có nhiều cơ quan quản lý về môi trường và chính sách điều chỉnh, sau 25 năm phát triển kinh tế, Việt Nam bắt đầu “nuốt trái đắng” từ môi trường.
Liên quan đến việc Trung Quốc chào thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Peak Oil Group - một tổ chức nghiên cứu dầu mỏ quốc tế có trụ sở tại Mỹ - cho rằng, nếu đọc những thông tin về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông và nghiên cứu bản đồ sẽ thấy rõ bản chất của sự việc.
Theo TS Phạm Sỹ An, tăng trưởng nhiều năm vẫn dựa vào khai thác tài nguyên, đầu tư mở rộng... Nếu dựa vào khai thác tài nguyên mà phát triển được thì sẽ không có động lực để tìm kiếm các công nghệ mới, cải tiến khoa học kỹ thuật...
Trong số các tập đoàn kinh tế nhà nước được thanh tra, kiểm toán trong năm qua, tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) có số sai phạm về tài chính lớn nhất với tổng số tiền phải thu hồi lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có kết luận những sai phạm về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại tập đoàn có số đóng góp chiếm 1/3 ngân sách quốc gia này.

End of content

Không có tin nào tiếp theo