Tìm kiếm: Lạm-phát-cơ-bản

DNVN - Để cải thiện hiệu quả hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong chuỗi giá trị cần ưu tiên một số vấn đề. Trong đó, hợp tác công nghiệp song phương vẫn rất cần thiết bởi không chỉ để nâng cao năng lực của doanh nghiệp Việt Nam mà còn vì lợi ích kinh tế và hình ảnh của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam.
Ngày 25/2, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo để nghe báo cáo về kết quả công tác điều hành giá 2 tháng, đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc, qua đó xác định các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện trong công tác điều hành giá của năm 2022.
Nhiều ý kiến lo ngại về lạm phát tăng trong năm nay, nhất là khi thực hiện gói kích thích kinh tế, cũng như giá xăng dầu đang giữ đà tăng liên tiếp trong những kỳ điều hành gần đây. Song, cũng có ý kiến cho rằng không nên lo lắng quá.
Dịch COVID-19 và nền kinh tế còn nhiều khó khăn trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Điều đó đòi hỏi ngành ngân hàng phải giải cho được bài toán vừa bảo đảm các mục tiêu vĩ mô, đồng thời hỗ trợ tốt cho người dân, DN nhưng vẫn phải kiểm soát được nợ xấu, vượt qua áp lực suy giảm năng lực tài chính, để thích ứng với bối cảnh mới.
Tháng 1/2022 là tháng giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần nên nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo quy luật tiêu dùng vào dịp Tết; giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2022 tăng 0,19% so với tháng trước.
Theo dự báo của giới chuyên gia, nhà quản lý, lạm phát năm 2022 sẽ thực hiện “trong tầm tay”, khoảng từ 2-3%, thấp hơn mức 4% Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, cũng không nên chủ quan với lạm phát do vẫn còn nhiều yếu tố bất lợi.

End of content

Không có tin nào tiếp theo