Tìm kiếm: Mai-Văn-Trinh
Đây là khẳng định của ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ trong chương trình Sự kiện và Bình luận tuần này.
Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng và công bố đề thi tham khảo cho kỳ thi THPT quốc gia 2020 phù hợp, giảm tải chương trình do COVID-19 nhằm làm định hướng cho các nhà trường.
Dự kiến, Bộ GD-ĐT sẽ công bố quy chế vào giữa tháng 3/2020, cùng với đó là văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế và tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên tham gia kỳ thi.
Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, nơi nào thuận lơi, phù hợp sẽ tổ chức thi trên máy tính trước, làm dần với tinh thần 'nhanh nhưng không vấp'.
Lợi dụng việc lơ là của giám thị, thí sinh ở Phú Thọ đã mang điện thoại vào phòng thi, sau đó chụp ảnh đề thi môn Ngữ văn sáng 25/6 và gửi cho bạn nhờ giải hộ.
“Việc siết chặt an ninh phòng thi rất quan trọng. Hiện thị trường hiện có nhiều thiết bị cao giúp gian lận thi cử như: Kính có camera, sử dụng thiết bị nghe lén dưới dạng thẻ ATM và bút tàng hình... nên các địa phương phải cảnh giác cao độ”.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD&ĐT cho biết, đề thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ tăng cường câu hỏi mở, câu hỏi mang tính ứng dụng để phát huy sáng tạo của học sinh chứ không nặng về ghi nhớ máy móc các số liệu, sự kiện hay trả lời theo các khuôn mẫu có sẵn.
Tất cả dữ liệu liên quan đến bài thi của thí sinh từ ảnh quét bài thi cho đến kết quả cuối cùng đều được mã hóa bằng các thuật toán có độ tin cậy và bảo mật cao; người dùng không thể nhìn được toàn bộ ảnh quét và không thể đọc được thông tin kết quả bài thi (kể cả kết quả trung gian hoặc kết quả cuối cùng).
So với năm 2018, điểm thi THPT quốc gia của tất cả thí sinh trong cả nước được Bộ GD-ĐT công bố vào ngày 15/7, chậm hơn 4 ngày. Lý do công tác tổ chức thi năm nay sẽ có nhiều khâu chuẩn bị kỹ hơn nhưng điều này không làm ảnh hưởng tới việc xét tuyển của các trường ĐH, CĐ.
Chiều 21/2, ông Mai Văn Trinh, Cục Trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT) đã trao đổi với báo chí về một số giải pháp chống gian lận thi cử THPT quốc gia năm 2019. Theo đó, có các giải pháp được đưa ra trong Dự thảo quy chế thi sắp sửa ban hành tới đây như: mã hóa bài thi trắc nghiệm, “trộn” thí sinh tự do với các đối tượng dự thi khác….
Ông Trần Văn Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Khoa học Công nghệ (nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐT), cho biết năm 2018, Bộ GD&ĐT phát hiện gần 10 trường hợp bằng giả. Nhiều văn bằng do nước ngoài cấp nhưng khi về Việt Nam, các đơn vị “vô vọng” không xác định được.
Năm 2019, Bộ GD-ĐT vẫn chủ trương cho các trường được phép tuyển nhiều đợt trong năm. Nhưng theo đánh giá chung, các trường ở top trên và top giữa chỉ cần tuyển 1 lần là đủ số lượng và tuyển bổ sung thường rất ít.
Sau kỳ thi THPT Quốc gia 2018, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã thừa nhận đề thi có những câu hỏi khó so với yêu cầu của kỳ thi. Vì vậy, trong năm tới sẽ thay đổi để phù hợp với mục tiêu chủ yếu để xét tốt nghiệp và đánh giá quá trình học tập sau 12 năm.
Việc tổ chức riêng một kỳ thi để tuyển sinh đối với trường ĐH không phải đơn giản. Nếu trường nào cũng tổ chức thi riêng để tuyển sinh thì quá căng cho thí sinh và cho xã hội.
Sau một loạt sai phạm nghiêm trọng trong chấm thi ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018, Bộ GD&ĐT tiếp tục đưa ra một số dự kiến điều chỉnh kỹ thuật cho kỳ thi năm sau nhằm khắc phục hạn chế, điểm yếu dẫn đến tiêu cực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo