Tìm kiếm: Nợ-xấu-bất-động-sản
Đánh giá của chuyên gia kinh tế, trong điều kiện tăng trưởng tín dụng 3 tháng đầu năm gặp khó khăn thì lĩnh vực bất động sản vẫn duy trì được mức tăng trưởng hợp lý là 1,1%.
Nếu giải quyết được nợ xấu, thị trường bất động sản có thể khởi sắc vào đầu 2014 thay vì mất 3-5 năm nữa. Giới chuyên gia đề nghị, lãi suất của gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng nên hạ còn 5% và áp cố định dài hơi trong 15-20 năm.
Tái cơ cấu kinh tế vẫn luôn là tâm điểm thời sự “nóng”. Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển có một số ý kiến về Đề án tái cơ cấu kinh tế của Chính phủ và quá trình triển khai một năm qua.
Tình trạng đình trệ như hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến riêng ngành kinh doanh bất động sản mà còn kéo theo hệ lụy xấu cho xã hội. Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản trong thời điểm này cũng là góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là khôi phục niềm tin của người dân vào sự phát triển của thị trường.
Định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước là từng bước kéo giảm lãi suất, cố gắng đến cuối năm 2013 đưa về 7%/năm (cho vay ngắn hạn) và 10%/năm (cho vay dài hạn).
Diễn ra tại Nha Trang trong các ngày 5-6/4, Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 trở thành nơi chia sẻ các khúc mắc, âu lo của giới chuyên gia về khủng hoảng thị trường bất động sản, với nhiều ý kiến lo ngại Việt Nam sẽ rơi vào “thập kỷ mất mát” như nền kinh tế Nhật Bản thời kỳ 1980-1990.
Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế, trong vòng 20 năm qua, giá nhà đất ở nước ta đã tăng lên 100 lần và giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân của người lao động. Giá nhà đất ở nước ta cao gấp 5 lần so với các nước phát triển. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, giá bất động sản ở nước ta là ảo vì giá không tương xứng với thu nhập của người dân và giá trị sinh lời của bất động sản.
Nợ xấu bất động sản của Việt Nam rất lớn, vì vậy, sự can thiệp của Chính phủ càng lớn thì sự khôi phục của thị trường càng nhanh.
Các chuyên gia kinh tế nhận định: Mặc dù kinh tế năm 2013 vẫn còn nhiều thách thức, song vẫn có nhiều cơ hội để tái cơ cấu DN, lành mạnh hóa thị trường, hướng đến mục tiêu phát triển dài hạn.
Để phân tích vấn đề nợ xấu ngân hàng đang “tắc” ở đâu, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, trước hết cần hiểu rõ nợ xấu phát sinh từ đâu? Trong thời gian qua, ngân hàng cho DN vay khá nhiều, trong đó không ít DN vay với mục đích sản xuất kinh doanh nhưng không sử dụng đúng mục đích như khi làm hồ sơ vay vốn.
Thị trường bất động sản đang bị che phủ bởi các con số che giấu bản chất thực của thị trường.
Một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường bất động sản Việt Nam gặp khó như hiện nay là do nguồn cung quá lớn, vượt quá sức hấp thụ của thị trường, theo quan điểm mà ông Sam Cucurullo, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của CBRE đưa ra.
Đó là lời khuyên của ông John Sheehan, thành viên tổ chức giám định bất động sản Hoàng Gia Anh (FRICS), trước câu hỏi có nên mua nhà ở thời điểm này.
Doanh nghiệp chờ chính sách mới, khách hàng chờ giá giảm thêm, nhà đầu tư chờ thị trường khởi sắc mới trở lại.... làm địa ốc vốn khó khăn càng thêm trì trệ.
Ủy ban Kinh tế khẳng định, Nhà nước sẽ không đủ khả năng cứu bất động sản. Trong khi đó, dù giá nhà đất đã tăng hơn 100 lần trong 20 năm, cao gấp 25 lần thu nhập trung bình người lao động nhưng doanh nghiệp bất động sản vẫn găm giá chờ giải cứu .
End of content
Không có tin nào tiếp theo