Tìm kiếm: Phân-bón-hữu-cơ

Tốt nghiệp đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, rồi làm việc trong khu Nông nghiệp công nghệ cao với một mức thu nhập ổn định. Nhưng chàng kỹ sư trẻ Vũ Văn Khá (31 tuổi, trú tại khu phố 8, thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) quyết định bỏ việc về quê trồng dưa sạch và đem lại thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.
Từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước… đến người dân bình thường khi đến thăm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) Tân Cường, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp ai cũng phải thừa nhận: Đây là HTX “điển hình của điển hình”. Người chèo lái, giúp HTX gặt hái được thành quả đó chính là cựu chiến binh, Giám đốc Nguyễn Văn Trãi (Hai Trãi).
Nuôi dơi-loài thú biết bay thức về đêm săn muỗi, ông Nguyễn Văn Sáu (60 tuổi) ở ấp 1, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai thu lợi đơn, lợi kép khi vừa tiết kiệm tiền mua phân bón cho vườn cây ăn trái, vừa có thêm thu nhập từ loại phân “vua”. Loài dơi đã gián tiếp giúp gia đình ông Sáu có nguồn thu mỗi năm từ 2-3 tỷ đồng.
Vào những dịp nắng nóng kéo dài, nhiệt độ miền Bắc có thể nên trên 40 độ C khiến cây cối ũ rũ, héo úa và gây thiệt hại lớn. Thế nhưng vườn dưa lưới công nghệ cap của anh Mai Chấn Nhâm (37 tuổi) ở thôn Bắc Trung, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) vẫn phát triển tốt và cho trái đều, 10 trái đẹp cả 10.
Dương Hữu Thoại (ấp Đông Huề, xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) đã tìm tòi, nghiên cứu và thành công với mô hình nuôi ruồi lính đen. Vòng đời phát triển của ruồi lính đen khoảng 30 – 45 ngày. Hiện ông Thoại bán nhộng ruồi đen với giá 20.000 đồng/ký, còn trứng ruồi đen ông bán với giá lên tới 15 triệu đồng/ký.
Một xóm nhỏ ven sông Hậu thuộc xã Bình Long (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) từ lâu nổi tiếng với nghề dụ dơi về lấy phân bán. Những vị cao niên ở đây cũng không nhớ họ làm nghề này bao lâu, nhưng nhờ nó mà gần chục gia đình có cuộc sống đủ đầy. Và cái tên “Xóm dơi” cũng bắt nguồn từ đó….

End of content

Không có tin nào tiếp theo