Tìm kiếm: Phùng-Đức-Tiến
DNVN - Việc tiêu thụ, sản xuất tại các tỉnh thành phía Bắc đang có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đặc biệt là khâu lưu thông. Nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ làm đứt gãy những chuỗi sản xuất nông sản. Vấn đề nghiêm trọng nhất là việc vận chuyển vật tư nông nghiệp. Nếu không thu hoạch nông sản sẽ không thể bắt đầu chu kỳ sản xuất mới.
Tổ công tác có nhiệm vụ phối hợp với các tỉnh, thành phố phía Bắc (từ Thừa Thiên - Huế trở ra) chỉ đạo các Sở NN&PTNT và các đơn vị liên quan xây dựng các phương án duy trì sản xuất tại những địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg.
Việc một mặt hàng được xếp vào nhóm hàng hóa thiết yếu ở tỉnh này nhưng không thuộc nhóm thiết yếu ở tỉnh khác đang gây ra những khó khăn trong việc vận chuyển tiêu thụ nông sản, thực phẩm trong bối cảnh giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19 ở nhiều tỉnh, thành phố.
DNVN – Theo báo cáo của tổ công tác Bộ NN&PTNT, hiện TP Hồ Chí Minh đang thiếu khoảng 400.000 quả trứng và 1,5 triệu tấn rau một ngày. Nguồn cung rau củ hiện vẫn dồi dào bảo đảm cung ứng đủ cho 19 tỉnh, thành phố đang giãn cách nhưng các sản phẩm thịt chế biến lại bị đứt gãy chuỗi cung ứng.
Nhiều giải pháp ưu tiên bảo vệ vùng sản xuất nguyên liệu đang được đặt ra nhằm đảm bảo quá trình cung ứng nông sản trong nước không bị ngưng trệ bởi dịch bệnh.
DNVN - Tổng cục Thủy sản cho biết, ước tính kim ngạch xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm 2021 đạt 1,5 tỷ USD (trong đó, tôm sú đạt 200 triệu USD, tôm thẻ chân trắng đạt 1,3 tỷ USD).
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh tinh thần chỉ đạo, quyết tâm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương là giảm dần số lượng tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định về chống khai thác IUU và chấm dứt tình trạng này vào năm 2022 để gỡ “thẻ vàng” của Uỷ ban châu Âu (EC). Tuyệt đối không để tình trạng tiếp tục vi phạm dẫn tới bị áp “thẻ đỏ”.
DNVN –Tại Thanh Hóa, việc tiêu thụ hải sản đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều hộ gia đình nuôi thủy sản đã đến ngày xuất bán nhưng không thể tiêu thụ được vì dịch bệnh COVID-19.
DNVN - Bộ NN-PTNT vừa có văn bản đề nghị các bộ, ban, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ để dự án phát triển thủy sản bền vững và thực phẩm nông nghiệp an toàn kịp tiến độ.
Các nền kinh tế tiêu dùng lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc... mở cửa trở lại sẽ tạo ra cơ hội để xuất khẩu Việt Nam tận dụng nhiều đơn hàng lớn. Nhưng để nắm bắt được thời cơ thì doanh nghiệp cần vượt qua những thách thức về chất lượng, giá thành của, rào cản phi thuế quan và nắm bắt được nhu cầu khi thị trường đã bước sang giai đoạn hậu COVID-19.
DNVN - Năm 2020, Việt Nam đã đạt được 8,45 triệu tấn sản lượng thủy sản, trong đó khai thác đạt 3,85 triệu tấn, nuôi trồng đạt 4,6 triệu tấn. Xuất khẩu thủy sản đạt 8,5 tỷ USD. Đại dịch Covid-19 là thách thức nhưng cũng là cơ hội để ngành thủy sản Việt Nam tăng tốc sản xuất, chế biến, đẩy mạnh xuất khẩu.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khi đánh giá về những kịch bản xuất khẩu, tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, có thể ảnh hưởng đến lưu thông.
DNVN – Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, định hướng đến năm 2030 đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3-4%/năm. Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn; Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14-16 tỷ USD.
DNVN - Ngành chăn nuôi biển ở Việt nam đang có nhiều những bước chuyển biến tích cực cả về diện tích và sản lượng. Việt Nam đã đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng chính sách và kế hoạch nhằm phát triển kinh tế biển nói chung và nuôi biển nói riêng. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi biển ở Việt Nam hiện đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
DNVN – Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng, với việc duy trì ổn định đàn gia súc, gia cầm, tình hình tái đàn lợn đạt kết quả tốt và tình hình dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ, thị trường về cơ bản ổn định, cân đối cung – cầu đảm bảo, đến thời điểm này có thể cam kết đủ nguồn cung và giá thịt lợn sẽ tăng nhưng không đột biến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo