Tìm kiếm: Phục-Hồi-Sản-Xuất

Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ ban hành đầu năm 2013 với giải pháp giãn, giảm, miễn thuế cho doanh nghiệp là một trong những hỗ trợ thiết thực, giúp cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Để chính sách hỗ trợ của Chính phủ sớm đến với doanh nghiệp, Hà Nội đã kịp thời triển khai nhiều giải pháp thiết thực.
“Ổn định vĩ mô của Việt Nam hiện nay là chưa bền vững, có dấu hiệu ổn định, nhưng nền tảng của nó bắt nguồn từ tổng cầu bị thu hẹp, trong khi đó cấu trúc nền kinh tế chưa được cải cách một cách mạnh mẽ thông qua chương trình tái cơ cấu, có nhưng chưa thực chất, chưa đi vào cốt lõi nền kinh tế như cải cách sâu và rộng hệ thống doanh nghiệp nhà nước, thu hẹp quy mô của họ, sắp xếp, nâng cao hiệu quả, chúng ta chưa có chính sách cụ thể nào...”.
Lãi suất huy động xuống 7,5% sau khi lạm phát của 3 tháng giảm xuống dưới 7%, cho thấy sự hợp lý về mặt thời điểm, đồng thời thể hiện rõ sự thận trọng của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng thực tế gần 1 tháng qua cho thấy, đây chỉ là một bước nhỏ, không đủ sức khơi thông luồng tiền.
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, các TCTD trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk cần lưu ý đến vấn đề cơ cấu lại nợ, tiếp tục hạ lãi suất góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN. Đặc biệt là xây dựng được chiến lược vốn cho cây cà phê cũng như cung ứng vốn cho các cây công nghiệp khác ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Hai tháng đầu năm 2013, cả nước xuất siêu 1,68 tỷ USD, cao hơn gấp đôi mức xuất siêu của cả năm 2012. Như vậy, sau nhiều năm nhập siêu, trong năm 2012 và tiếp nối hai tháng đầu năm, Việt Nam bắt đầu xuất siêu. Tuy nhiên, đây có thực sự là điều đáng mừng hay đang ẩn chứa bất ổn gì trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước? Giải pháp nào để có thể xuất siêu bền vững?
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ nợ xấu đã giảm từ trên 8% xuống còn khoảng 6% và mục tiêu điều hành tín dụng trong năm nay là phải đưa dòng tiền đến với doanh nghiệp để phục hồi sản xuất kinh doanh.

End of content

Không có tin nào tiếp theo