Tìm kiếm: Quy-hoạch-chi-tiết

Theo điểm c, Điều 19, Nghị định 12/2009/NĐ-CP; Khoản 1, Điều 27 Nghị định 64/2012; và Điểm e, Khoản 2, Điều 3, Quyết định 79/2007/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội thì công trình 8B Lê Trực không thuộc trường hợp phải xin phép, vậy tại sao vẫn bị yêu cầu lập hồ sơ xin phép? Tại sao Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết vẫn còn nguyên giá trị pháp lý nhưng Hà Nội chỉ căn cứ vào Giấy phép xây dựng chưa rõ đúng – sai để “cắt ngọn” công trình? Đây là những vấn đề rất nghiêm trọng trong vụ cưỡng chế phá dỡ công trình 8B Lê Trực nhưng đến nay vẫn chưa được giải đáp thấu đáo.
Hẹn mãi tôi với ông mới ngồi với nhau kể từ khi sự vụ 8B Lê Trực gây bão trong dư luận. Ông là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần May Lê Trực, người đàn ông được nhắc tên nhiều trên báo nhưng thật hiếm hoi trả lời báo chí. Có lẽ bây giờ ông mới bình tâm đôi chút, mới thực sự muốn trải lòng, mà như ông bộc bạch để thanh thản cũng như dư luận có thêm thông tin tránh hiểu lầm doanh nghiệp.
Ngày 30/9/2015, UBND TP Hà Nội có Báo cáo dài 12 trang về công tác quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng Dự án 8B Lê Trực gửi Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng có căn cứ đưa ra những chỉ đạo về vụ việc. Tuy nhiên, dường như còn nhiều nội dung quan trọng cần báo cáo Thủ tướng nhưng Hà Nội lại bỏ quên khiến dư luận hoài nghi về tính khách quan của Báo cáo.
(DNVN) - Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu năm 2013 đối với gói thầu thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị thuộc Dự án xây dựng công trình biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại tỉnh Cà Mau.
(DNVN) - Dự án 8B Lê Trực năm 2008 được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho phép xây dựng với chiều cao công trình tối đa là 70m và 20 tầng. Theo quy định pháp luật đây là dự án không phải cấp phép xây dựng vì đã được khởi công xây dựng trước thời điểm Nghị định 64/2012/NĐ-CP có hiệu lực.

End of content

Không có tin nào tiếp theo