Tìm kiếm: Rào-cản-thương-mại

Tại buổi hội đàm với Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Na uy Trond Giske mong muốn hai bên cùng đẩy nhanh tốc độ đàm phán Hiệp định tự do (FTA) giữa Việt Nam và Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA), dự kiến có thể kết thúc vào cuối năm 2014.
Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu Âu (EU) khi hơn 90% dòng thuế hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này được miễn thuế, nếu Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU được ký kết.
“Số lượng người Việt làm ăn, sinh sống ở Nga khá đông đảo. Họ là những người ở Nga đã lâu, biết văn hóa, tập quán sinh hoạt, thị hiếu tiêu dùng của người Nga khá rõ. Đây là lợi thế của chúng ta mà không phải nước nào cũng có được. Chúng tôi coi họ là cầu nối kinh tế - thương mại, đầu tư rất quan trọng giữa Việt Nam và Nga. Thị trường Nga vẫn rất rộng mở cho hàng Việt” – Tham tán thương mại – Thương vụ Việt Nam tại Nga Phạm Quang Niệm cho biết.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) mới đây đã thông báo một tin vui: Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công nhận tất cả các DN Việt Nam xuất khẩu tôm đều không bán phá giá. Đây là lần đầu tiên khi xem xét thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ, con tôm được kết luận trong sạch”.
Hiện Việt Nam và EU đang triển khai đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA). Để Hiệp định này sớm được ký kết, Bộ Công thương đề nghị Đan Mạch tiếp tục ủng hộ Việt Nam, thúc đẩy đàm phán FTA Việt Nam – EU, đề nghị EU sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Theo hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), sự suy giảm của kinh tế toàn cầu và rào cản kỹ thuật từ một số quốc gia nhập khẩu đã khiến kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng tôm năm 2012 của cả nước chỉ đạt khoảng 2,25 tỉ USD, giảm 6,3% so năm 2011.
(DNHN) Sản lượng cà phê chè (Arabica) ở Việt Nam tăng đều đặn trong các năm qua, dự kiến vụ 2011-2012 Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 55.000 tấn, trong đó khoảng 15.000 tấn chế biến khô.
Việc xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU trong những năm gần đây có những bước tiến mạnh mẽ, kim ngạch tăng lên hàng năm, năm 2011 trên 2 tỷ USD. Chỉ riêng tại Pháp, nền kinh tế đứng thứ hai châu Âu trong năm 2012 cũng có nhu cầu tiêu thụ 310 triệu USD hàng dệt may.

End of content

Không có tin nào tiếp theo