Tìm kiếm: Rượu-cần
Cùng với đất, nước, không khí, lửa là một trong những yếu tố tạo nên sự sống. Do vậy, lửa có vai trò vô cùng quan trọng với con người. Với người Mạ, bếp lửa được coi như là linh hồn trong ngôi nhà sàn của mình.
Acha aza là lễ hội văn hoá cổ truyền mang đậm nét đặc trưng của dân tộc Ta Ôi nói riêng và của các dân tộc bản địa ở Trường Sơn – Tây Nguyên nói chung.
Người Bhnong là nhóm địa phương của dân tộc Giẻ - Triêng sinh sống tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Trong rất nhiều phong tục độc đáo của dân tộc này, hãy cùng tìm hiểu và khám phá phong tục cưới hỏi của họ nhé!
Hàng năm, cứ vào ngày 16 tháng Giêng Âm lịch, để mừng mùa trăng mới, người dân tộc Ma Coong lại tổ chức Lễ hội đập trống. Lễ hội được tổ chức tại bản Cà Roòng, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Lễ cúng mưa đầu mùa là một trong những phong tục tốt đẹp của đồng bào người M’Nông ở Đắk Lắk, cầu thần mưa ban cho mưa thuận gió hòa, nhiều điều tốt đẹp.
Goong, Chinh, Goong Xơn Gănt hay còn gọi là Cồng, Chiêng không chỉ là một nhạc cụ đơn thuần mà còn là tài sản vô giá, văn hóa tiêu biểu của người S’Tiêng sinh sống trên mảnh đất Bình Phước. Goong, Chinh được người S’Tiêng lưu giữ, sáng tạo trong suốt quá trình lao động sản xuất, được kế thừa qua nhiều thế hệ.
Dân tộc Gia Rai bao gồm nhiều nhóm như: Arap, Hdrung, Tbuăn, Mdhur, Chor…, các nhóm địa phương này có chung một nền văn hoá, song mỗi nhóm đều có những nét riêng, độc đáo.
Trong 8 đến 12 năm ở rể, chàng trai người dân tộc Xinh Mun không được động phòng hoa chúc với người vợ trẻ, mà phải lao động trả công.
Tạm gác lại các công việc đồng áng, những chàng trai cô gái dân tộc Ê Đê diện bộ trang phục đẹp để đi dự lễ hội cúng bến nước, đây được xem là lễ hội truyền thống rất độc đáo và diễn ra vào đầu tháng Giêng hàng năm.
Trong đời sống, người dân tộc Ê Đê ở các tỉnh Tây Nguyên tổ chức nhiều nghi lễ (nghi thức và lễ hội) gắn với vòng đời người hoặc chu trình sản xuất, đặc biệt là những lễ thức nông nghiệp liên quan đến vòng đời của lúa. Mà tiêu biểu là lễ cúng lúa giống - một trong những nghi lễ quan trọng nhất gắn liền với phong tục sản xuất của người Ê Đê.
Một trong những hộ dân trồng sâm Ngọc Linh và đã thu được “quả ngọt” là hộ ông A Sinh - Trưởng thôn Pú Tá, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum). Cách đây một tháng, gia đình ông A Sinh bán 1kg sâm Ngọc Linh (khoảng 90 cây sâm Ngọc Linh 5 tuổi) với giá 65 triệu đồng.
Từ bao đời nay, người M’Nông ở Tây Nguyên vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hoá đặc trưng của dân tộc mình, trong đó có những nghi lễ truyền thống như: lễ cúng voi, lễ mừng lúa mới, lễ cưới hỏi, lễ bỏ mả, lễ trưởng thành.
rước đây trai gái người Cống không có cơ hội để tìm bạn đời là người khác tộc và cũng không ai vượt qua được trở ngại về mặt tâm lý để kết hôn với những thành viên thuộc dân tộc khác đang sinh sống cạnh kề như Thái, Mông, Si La… Theo phong tục Cống, người cùng họ phải cách nhau bảy đời mới được lấy nhau. Ngày nay đã có một số dâu rể là người Thái, Hà Nhì...
Mùa Xuân chính là mùa tập trung dày đặc các lễ hội của Tây Nguyên, trong đó có lễ cúng giống lúa.
Đến bây giờ, đồng bào vẫn còn kháo nhau câu chuyện có anh con rể và bố vợ ở bản Cờ Đỏ vì ăn chung thịt một con rắn mà vợ chồng người con rể… bỏ nhau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo