Tìm kiếm: Thị-trường-BĐs
Ông Võ cho rằng, nếu thu nhập thấp hãy tạm thuê nhà ở, tìm cách để có thu nhập cao hơn rồi hãy tính đến mua nhà.
Thị trường bất động sản (BĐS) trầm lắng, tồn kho tăng cao, thanh khoản kém khiến cả chủ đầu tư lẫn khách hàng và các bên liên quan như ngân hàng, nhà thầu, doanh nghiệp vật liệu xây dựng, sàn giao dịch đều rơi vào tình trạng bế tắc, khủng hoảng.
"Nếu chúng ta không quản lí việc mua bán nhà ở và chuyển giao quyền sử dụng đất theo đúng mục đích và điều chỉnh các giao dịch nhà đất bằng các chính sách thuế thích hợp thì không những chính sách đó sẽ bị người ta lợi dụng mà còn bị chính những người thực thi chính sách lạm dụng làm sai lệch" - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn nhận định.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết: 30.000 tỷ không phải để cứu BĐS, mà để tăng cầu về kinh tế, giúp người thu nhập thấp có nhà ở. Do đó, không thể giải ngân nhanh mà phải từ từ.
"Bất động sản Việt Nam vẫn đang cố kéo dài sự sống, vẫn đang lằng nhằng đợi chết. Đây là một điều nguy hiểm, vì nếu nó có chữ "the end" rồi thì mọi người biết mà đi về, kiếm phim khác coi. Còn nếu nó vẫn chưa đâu ra đâu, chưa chết, vai chính vẫn nằm ừ ừ, còn kéo dài lâu như thế này theo tôi là một tín hiệu xấu, rất nguy hiểm." - Chuyên gia kinh tế, TS. Alan Phan cho biết.
Liên minh BĐS G5 là một mô hình hoạt động và sự liên kết là rất hiệu quả. Liên minh G5 ra đời với mục đích trở thành nhà phân phối, tư vấn hướng tới thị trường chuyên nghiệp, minh bạch. Đem lại các sản phẩm BĐS tin cậy, minh bạch, an toàn cho khách hàng và trở thành một kênh phân phối hiệu quả cho các Chủ đầu tư.
Chính sách nới điều kiện cho người nước ngoài mua nhà chỉ giải quyết được khoảng vài ngàn người đang sống và làm việc tại Việt Nam có nhu cầu mua nhà để ở tạm chứ không có khả năng hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản (BĐS).
Từ giờ đến cuối năm sẽ chưa thấy rõ được tác dụng của các chính sách giải cứu bất động sản (BĐS), thanh khoản trên thị trường vẫn bị ách tắc, hàng tồn kho vẫn còn nhiều.
Báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội năm 2013; kết quả thực hiện 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015 và nhiệm vụ năm 2014-2015, Thủ tướng cho biết, tình hình kinh tế thế giới trong gần 3 năm qua có nhiều diễn biến phức tạp, sự cạnh tranh quyết liệt của các nước lớn trong khu vực đã tác động bất lợi đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nước ta.
Trước những thông tin có dự án chào bán giá 10-14,5 triệu/m2, nhưng lại yêu cầu người mua nộp ngoài thêm 100 triệu, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định đã biết thông tin và sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, quyết không để gói tín dụng 30 nghìn tỷ hỗ trợ người dân mua nhà ở xã hội bị lợi dụng.
Để đảm bảo sự an toàn cho số tiền đóng theo tiến độ của người mua nhà, lấy lại niềm tin trên thị trường bất động sản (BĐS), Bộ Xây dựng cho biết đang xây dựng quy định bắt buộc các dự án BĐS phải mua bảo hiểm nhà ở cho người mua nhà.
Rà soát của Bộ Xây dựng, từ nay đến năm 2015 sẽ có khoảng gần 4 triệu người khó khăn về nhà ở, trong đó khu vực đô thị khoảng 1,74 triệu người, nhưng hiện tại toàn quốc chỉ có 157 dự án nhà ở xã hội, với tổng mức đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng.
Quỹ đầu tư hàng đầu thế giới Warburg Pincus đã chính thức ký hợp đồng góp 200 triệu USD để mua khoảng 20% cổ phần trong Vincom Retail, công ty thành viên của Vingroup - Tập đoàn bất động sản (BĐS) hàng đầu Việt Nam (mã cổ phiếu VIC).
Theo nguồn tin từ Phòng kinh doanh Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng (PMH), 80% trong tổng số 165 căn hộ được chào bán giai đoạn hai của Dự án Happy Valley đã được khách hàng đặt mua.
Lãi suất cho vay đối với nhà ở xã hội nên ở mức 3% thay vì 6% và ổn định trong chu kỳ 9 năm hoặc 7 năm. Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (QH) Nguyễn Đức Kiên đưa ra khuyến nghị trên khi trao đổi với báo giới bên hành lang phiên khai mạc kỳ họp QH sáng nay, 20.5.
End of content
Không có tin nào tiếp theo