Tìm kiếm: Tiêu thụ nông sản
Thành phố đang rà soát các điểm đất trống, sân vận động, bến xe đang dừng hoạt động, các chợ đang hoạt động chưa hết công suất…làm nơi trung chuyển hàng hóa, giãn cách cho các chợ đầu mối đang dừng hoạt động.
DNVN - Trong tháng 8 có gần 2 triệu tấn nông sản đến vụ thu hoạch, trong khi dịch COVID-19 diễn biến còn nhiều phức tạp ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông, phân phối, tiêu thụ nông sản, khi mà nhiều địa phương vẫn thực hiện giãn cách xã hội. Nguy cơ dư nguồn hàng nông sản, lương thực ở vùng sản xuất, nhưng lại thiếu hụt ở một số địa phương sẽ xảy ra.
DNVN - Sóc Trăng đang vào mùa thu hoạch nhiều nông sản như nhãn, bưởi, vũ sữa, cam sành và đặc biệt là lúa hè thu nhưng việc tiêu thụ gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19. Hiện Sóc Trăng rất cần sự chung tay kết nối, tiêu thụ giữa các cơ quan quản lý với doanh nghiệp và nhà phân phối.
DNVN - Thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ lần thứ nhất, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã thực hiện quyết liệt, tận dụng mọi biện pháp để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Qua đó, một số tỉnh, thành đã cơ bản kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn.
DNVN - Từ ngày 3 đến 8/8, sàn thương mại điện tử Sendo triển khai bán nhãn lồng Hương Chi - đặc sản của Hưng Yên với mức giá bình ổn cho thị trường Hà Nội nhằm hỗ trợ nông dân có thêm đầu ra.
Nguồn cung thừa, thương lái đồng loạt ép giá với lý do giao thông khó khăn, tốn nhiều chi phí nên các chủ vựa hải sản, trang trại chăn nuôi ở phía Nam buộc bán lỗ.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt động mua bán trái cây tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre gặp khó, trong khi nhiều loại trái cây đang vào mùa thu hoạch khiến nhà vườn lâm vào cảnh khốn khó.
DNVN – Theo đánh giá chung, hiện nhu cầu sản xuất và khả năng cung ứng các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Theo Sở NN-PTNT Hà Nội, khó khăn chủ yếu đối với nguồn cung các sản phẩm nông sản hàng hóa thực phẩm chủ yếu ở khâu lưu thông, vận chuyển hàng hóa.
DNVN - Việc tiêu thụ, sản xuất tại các tỉnh thành phía Bắc đang có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đặc biệt là khâu lưu thông. Nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ làm đứt gãy những chuỗi sản xuất nông sản. Vấn đề nghiêm trọng nhất là việc vận chuyển vật tư nông nghiệp. Nếu không thu hoạch nông sản sẽ không thể bắt đầu chu kỳ sản xuất mới.
Tổ công tác có nhiệm vụ phối hợp với các tỉnh, thành phố phía Bắc (từ Thừa Thiên - Huế trở ra) chỉ đạo các Sở NN&PTNT và các đơn vị liên quan xây dựng các phương án duy trì sản xuất tại những địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg.
DNVN - Bộ TT&TT đề xuất duy trì hoạt động đội ngũ shipper tại các tỉnh, thành đang giãn cách nhằm đảm bảo “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày 27/7, UBND TP Cần Thơ có văn bản gửi Giám đốc Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND quận, huyện; các công ty, doanh nghiệp, siêu thị đề nghị xúc tiến để tiêu thụ nông sản cho người dân trên địa bàn.
Các ngành và địa phương vẫn đang tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong sản xuất, kinh doanh với quyết tâm không để đứt gãy chuỗi sản xuất và hỗ trợ nông dân thu hoạch, tiêu thụ nông sản.
Việc tắc nghẽn đầu ra do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đang khiến người chăn nuôi lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn. Nguyên nhân là do nhiều nhà máy, cơ sở chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm bị ngừng hoạt động, gây đứt gãy chuỗi cung ứng thực phẩm gia súc, gia cầm.
Dịch COVID-19 vẫn đang tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của người dân, doanh nghiệp, nhất là tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam một số địa phương còn gặp khó khăn trong tiêu thụ nông sản hàng hóa, có nơi công nhân buộc phải nghỉ việc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo