Tìm kiếm: Xuất-khẩu-tăng
DNVN - Xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước trong 6 tháng đầu năm 2019 ghi nhận sự vươn lên mạnh mẽ và tiếp tục có tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung. Khác với các năm trước đây, động lực tăng trưởng của khối trong nước không đến từ nhóm nông sản, thủy sản mà đến từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt 245,48 tỷ USD, mức cao nhất của 6 tháng từ trước đến nay, với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 122,72 tỷ USD.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam (DMVN) trong bốn tháng qua đạt 11,43 tỷ USD, tăng 9,56% so cùng kỳ năm trước, nhưng hàng DMVN vẫn chỉ quanh quẩn ở thị trường truyền thống. Ðể tận dụng tốt cơ hội, nhất là thị trường các nước thành viên Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) như Australia, Canada...
Theo Hiệp hội thép Việt Nam, 6 tháng đầu năm, thị trường thép trong nước vẫn phát triển ổn định. Thị phần xuất khẩu đi các nước như Cannada và khối ASEAN tiếp tục tăng.
Cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam trong nửa đầu tháng 6/2018 đã đạt mức thặng dư 480 triệu USD.
Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 5,74% so với cuối năm 2018. Trong đó, tín dụng đối với hầu hết các lĩnh vực ưu tiên đều tăng khá.
Các tổ chức tín dụng không thiếu vốn, các doanh nghiệp bất động sản có hồ sơ minh bạch, dự án tốt, quỹ đất sạch, khả năng sinh lợi nhuận cao có nhu cầu vay vốn thì ngân hàng vẫn sẵn sàng cho vay.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2019, lượng xi măng xuất khẩu đạt 13,8 triệu tấn, trị giá 589,9 triệu USD, tăng 4% về lượng và 23,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu giày dép trong các tháng gần đây luôn duy trì được mức tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ.
Theo Bộ NN&PTNT, tháng 5/2019, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản ước đạt 3,62 tỷ USD. Lũy kế 5 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt gần 16,1 tỷ USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Diện tích trồng vải của Trung Quốc khoảng 542.000 ha với sản lượng đạt khoảng 2,3 triệu tấn, mức cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây.
DNVN - Theo Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại hàng hóa tháng Năm ước tính nhập siêu tới 1,3 tỷ USD, tính chung 5 tháng nhập siêu 548 triệu USD, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Theo Sở Công Thương tỉnh Bến Tre, 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tỉnh này đạt 359,57 triệu USD, tăng 45,13% so với cùng kỳ và đạt 31% kế hoạch năm.
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu khó tính tại châu Á, nhất là với các sản phẩm thủy sản như cá tra. Tuy nhiên đáng quan tâm là thị trường "khó tính" này đã chính thức trở thành một trong 10 thị trường lớn nhất đón nhận cá tra Việt Nam.
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 4 tháng qua ước đạt 12,4 tỷ USD; thặng dư thương mại ước đạt 2,68 tỷ USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2018.
End of content
Không có tin nào tiếp theo