Tìm kiếm: ao-nuôi-cá
Sau cơn bão dịch tả lợn châu Phi, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Bình Lư (Tam Đường, Lai Châu) đang chuyển hướng sang những mô hình chăn nuôi mới theo hướng hữu cơ, đảm bảo vệ sinh môi trường, mang lại những kết quả rất tích cực.
Nhờ chú trọng sản xuất an toàn sinh học, ứng dụng khoa học – kỹ thuật, ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang có những bước phát triển mạnh mẽ, mở ra hướng phát triển bền vững cho người nông dân trên địa bàn.
Lê Văn Trung (xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) có 4 sào để đào ao nuôi cá nhiều tầng nước với các loại như trắm, mè, chép, rô phi, ba sa... Đàn cá nuôi trong ao rất dạn người. Ngồi ở tấm sạp phía trên, anh Trung thò tay xuống dưới nước mà đàn cá vẫn không sợ, vẫn tranh nhau đớp mồi.
Trên khoảng không gian sân thượng rộng 35m2, anh Chí Công vừa thiết kế nuôi cá, trồng rau sạch cho gia đình.
Làm việc trong Tây Nguyên nhưng Võ Văn Sang đã rẽ ngang, về quê hương Quảng Bình xây dựng mô hình trang trại nuôi cá chình. Sau 4 năm, trang trại của anh Sang đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm và là địa chỉ tham quan, học hỏi của nhiều người.
Nhờ sản xuất an toàn, chú trọng khoa học – kỹ thuật, HTX nuôi trồng thủy sản Gia Tân (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) đang phát huy tốt thế mạnh của địa phương, tạo nên những bước tiến mạnh mẽ, mang lại giá trị kinh tế cao, đảm bảo an toàn lao động (ATLĐ) cho thành viên.
Hướng đến hoàn thiện chuỗi sản xuất, trong 10 năm qua mối liên kết giữa các doanh nghiệp có nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu và đầu tư vùng nuôi cá tra với các hộ nông dân ở ĐBSCL không ngừng mở rộng.
Tận dụng vùng đất cát gần nhà, anh Nguyễn Hữu Hà, thôn An Định, xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) đã xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp cho thu nhập cao. Với diện tích trang trại 4 ha, anh đã đầu tư nuôi cá, ếch, vịt và phát triển thêm ngành dịch vụ, thu lãi mỗi năm trên 600 triệu đồng.
Học ngành y, nhưng chàng trai trẻ dân tộc Tày Trần Thế Ân (sinh 1991) lại về quê thôn Lúp, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang (Hà Giang) để làm giàu bằng nghề chăn nuôi lợn, gà, cá. Đặc biệt, hiện Trần Thế Ân đang nuôi loài cá đặc sản của miền núi-cá bỗng. Đây là loài cá đặc sản hiếm có và có tuổi thọ tới 50 năm.
Với lợi thế là xã nằm dọc bên bờ sông Lô, điều kiện lý tưởng cho phát triển nghề nuôi cá đặc sản trong lồng và chăn nuôi thủy sản trên sông, trong những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Bình Bộ, huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi cá lồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau 5 vụ nuôi cá rô phi, anh Hà Xuân Đức ở ấp Nhà Thờ, xã Trung Bình (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) đúc kết: 'Nếu xét về giá trị tuyệt đối trên một đơn vị mặt nước thì lợi nhuận từ nuôi cá rô phi thấp hơn nhiều so với nuôi tôm thẻ. Tuy nhiên, mức độ rủi ro khi nuôi cá rô phi là rất thấp'.
Từ nguồn vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận đã hỗ trợ nhiều địa phương phát triển các mô hình nông nghiệp hiệu quả. Mới đây nhất là mô hình 'Nuôi cá thát lát an toàn sinh học bằng thức ăn công nghiệp theo liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ' trên địa bàn xã Gia An (Tánh Linh)...
Phong trào 'Ao cá Bác Hồ' là cơ sở phát triển nghề nuôi cá nước ngọt cũng như ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam hôm nay.
Ông Lê Văn Bon, 59 tuổi là một nông dân giàu lên từ nghề vườn và nuôi cá nước ngọt tại khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.
Nuôi bán tới 2.000 tấn cá mỗi năm, lão nông Tám Đậu ôm tiền tỷ đi làm từ thiện suốt 20 năm qua. Bà con nào nghèo ông cũng giúp đỡ, ốm đau có xe cứu thương của ông chở đi bệnh viện miễn phí, góp tiền xây cầu đường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo