Tìm kiếm: ban-chỉ-huy-phòng-chống-thiên-tai
Đợt mưa dị thường, trái mùa những ngày vừa qua đã làm nhiều tỉnh khu vực miền trung bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Hiện, các địa phương đang huy động tổng lực để hỗ trợ người dân khắc phục, gia cố đê bao, giảm thiệt hại ở mức thấp nhất.
DNVN - Văn phòng Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự TP Đà Nẵng cho hay Phó Chủ tịch UBND TP Trần Phước Sơn vừa có Công văn 1703/UBND-KT (ngày 4/4) yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra và phục hồi sản xuất.
DNVN - Theo Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung bộ, do ảnh hưởng của đới gió Đông rìa áp cao cận nhiệt đới lấn về phía Tây kết hợp với rìa Tây Nam lưỡi áp cao lạnh lục địa nên từ ngày 4 - 5/4 các địa phương trong khu vực tiếp tục có mưa. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: Cấp 1 - 2.
DNVN - Ngày 19/2, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự TP Đà Nẵng cho hay vừa có làm việc với đoàn chuyên gia Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) về khảo sát xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng Trung tâm ENSURE Đà Nẵng.
DNVN - Tổng lượng xả của các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn Quảng Nam về hạ du sông Vu Gia (sông Yên – TP Đà Nẵng) lúc 7h sáng 19/12 là 329,99m3/s.
Theo Báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, bão RAI là cơn bão muộn, diễn biến nhanh và có cường độ rất mạnh diễn ra vào thời điểm cuối năm và lại có hướng di chuyển lên phía Bắc là hết sức bất thường, rất hiếm gặp.
DNVN - Báo cáo lúc 5h sáng nay 17/12/2021 của Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP Đà Nẵng cho hay đã triển khai thực hiện Công điện 15/CĐ-PCTT chiều 16/1 của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (PCTT, TKCN, PTDS) TP Đà Nẵng về ứng phó với bão gần trên Biển Đông (cơn bão số 9 - siêu bão RAI).
Ngày 15/11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã ban hành Công điện số 22/CĐ-VPTT gửi các tỉnh thành phố từ Quảng Trị đến Khánh Hòa và các bộ ngành chỉ đạo ứng phó với diễn biến mưa lũ.
DNVN - Nhờ các cấp chính quyền chủ động tuyên truyền, phát huy hiệu quả từ các công trình đê bao trong phòng chống sạt lở, triều cường nên ảnh hưởng của đợt triều cường vừa qua trên địa bàn huyện Cù Lao Dung không đáng kể.
Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai vừa có Công văn gửi các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa về chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Ngày 22/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã ban hành Công điện số 15/CĐ-VPTT đề nghị các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định chủ động triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ.
Sáng 12/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã có báo cáo nhanh công tác phòng chống thiên tai ngày 11/10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão KOMPASU di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào Biển Đông và mạnh thêm. Đến 07 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống thiên tai đề nghị đồng chí Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo việc hỗ trợ cũng như thông tin tới các lực lượng lao động có nhu cầu di chuyển biết được diễn biến của bão lũ; có kế hoạch, phương án di chuyển đảm bảo an toàn.
Hồi 7 giờ ngày 7/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8 . Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 80km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo