Tìm kiếm: bán-nợ-xấu
Ngay đầu năm 2013, khi Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu ra đời, đã mang lại một sức sống mới cho nền kinh tế. Không chỉ giảm, giãn thuế, Nghị quyết 02 đã đi vào các giải pháp giải quyết hàng tồn kho, hỗ trợ thị trường và đầu tư; cứu thị trường bất động sản, giải quyết nợ xấu… Tất cả hứa hẹn một năm mới với nhiều tín hiệu khả quan.
Cho phép đầu tư nhà ở thương mại có quy mô từ 25m2 trở lên đối với các dự án đang xây dựng dở dang để giải quyết hàng tồn; lãi suất cho vay cần tiếp tục giảm về 8-10%/năm, vì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp bất động sản hiện nay rất thấp; cho phép mua lại các công trình dở dang của doanh nghiệp để làm trụ sở các Bộ, ngành.
Sáng 30/10, Quốc hội luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013; trong đó, tập trung vào các vấn đề: Nợ xấu, hàng tồn kho, vấn nạn tham nhũng, ...
Nhiều ý kiến tỏ ra sốt ruột vì ngân hàng vẫn chưa trình được phương án xử lý nợ xấu.
Ngân hàng Nhà nước đang hoàn thiện đề án thành lập công ty mua bán nợ với nhiệm vụ chính trước mặt là tập trung xử lý nợ xấu các ngân hàng.
Muốn mạch tín dụng được thông thoáng thì cần phải “nạo vét” quá trình sở hữu chéo, Ngân hàng Nhà nước có thể đưa ra một số giải pháp tình thế xử lý nợ xấu.
Trao đổi với PV báo Tiền Phong, ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng, việc cam kết giữ lãi suất ổn định ở mức 15%/năm là thừa.
Chủ trương của Chính phủ là không xử lý nợ xấu ngân hàng bằng cách dùng hoàn toàn tiền mặt vì dễ gây ra lạm phát mà sẽ dùng nhiều công cụ khác.
Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông điệp sẽ thành lập Công ty mua bán nợ xấu trực thuộc Ngân hàng Nhà nước với số vốn 100.000 tỷ đồng để mua lại nợ xấu cho các ngân hàng thương mại.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, tính đến ngày 30/4/2012, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng khoảng 108,6 nghìn tỉ đồng, tăng 28,18 nghìn tỉ đồng (35%) với tốc độ tăng trung bình 8,6%/tháng, cao hơn so với mức tăng bình quân cùng kỳ năm trước.
Số tiền vừa đủ để mua nợ xấu ngân hàng chỉ khoảng 20.000 tỷ đồng, thay vì 100.000 tỷ như đề xuất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Các chuyên gia ví nợ xấu như “cục máu đông” gây hại nền kinh tế và hệ thống ngân hàng, nhưng tìm giải pháp xử lý không hề dễ.
Mua bán nợ xấu chỉ là biện pháp tình thế, không thể giải quyết được nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vì thế, các doanh nghiệp phải tự thân vận động là chính, không nên quá phụ thuộc vào công ty mua bán nợ . (TS Vũ Viết Ngoạn, chủ nhiệm Ủy ban giám sát tài chính quốc gia).
Đăng đàn tại Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói đang kết hợp với các bộ ngành để thành lập công ty mua bán nợ quốc gia, góp phần xử lý khoảng trên dưới 100.000 tỷ đồng nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
Hơn 90% doanh nghiệp địa ốc tại TP HCM đang tê liệt, thua lỗ vì thiếu vốn. Trong khi đó, các ngân hàng khẳng định họ đang thừa tiền nhưng cũng không có ý định rót vốn cho các doanh nghiệp địa ốc thời điểm này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo