Tìm kiếm: bối-cảnh-mới

Việc ồ ạt nhập khẩu sản phẩm thịt cần được nhìn nhận về xu hướng tiêu dùng mới để các doanh nghiệp (DN) thực phẩm Việt lưu tâm nhằm cạnh tranh tốt hơn. Và đó cũng chỉ là một trong những chỉ dấu về thay đổi trên thị trường tiêu dùng thực phẩm, đòi hỏi các DN cần tránh bị động và thích nghi với xu thế mới.
DNVN - Dịch COVID-19 cũng đã làm thay đổi hoàn toàn về hành vi đặt phòng, nhu cầu du lịch và nhu cầu lưu trú của khách, do vậy đòi hỏi ngành khách sạn phải có các chương trình thích ứng để thu hút khách hàng, tập trung đầu tư vào chuyển đổi số, tăng năng suất lao động, quản lý tốt chi phí và mở rộng ngành nghề.
DNVN - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã được Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vinh danh trong 10 doanh nghiệp phát triển bền vững nhất Việt Nam (Top 10) trong lĩnh vực sản xuất theo Chương trình Đánh giá, Công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (CSI100).
DNVN - Trong bối cảnh mới, Việt Nam và Hoa Kỳ cần tăng cường kết nối, hạn chế các vụ việc phòng vệ thương mại và giải quyết các vấn đề kinh tế, thương mại còn tồn tại thông qua đàm phán nhằm bảo đảm tính liên tục trong hoạt động của các chuỗi cung ứng, tránh gây tác động tiêu cực đến các ngành sản xuất vốn đã chịu thiệt hại gây bởi đại dịch.
Các ý kiến tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2021 thống nhất đánh giá, tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, kinh tế khởi sắc rất rõ, niềm tin của người dân, doanh nghiệp và các bạn bè, đối tác quốc tế tăng lên cao.
Số lượng đơn đặt hàng mới được ghi nhận tăng trong Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 11/2021 vừa được công bố. Việc tăng năng suất bằng sản xuất thông minh nhằm đáp ứng các đơn hàng mới là điều mà các doanh nghiệp Việt cần tính tới trong bối cảnh thiếu hụt lao động, rủi ro sản xuất, chi phí gia tăng, khó thu được lợi nhuận….
Hiện quy mô gói hỗ trợ phục hồi kinh tế vẫn chưa được quyết định. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh khó khăn, tổng cầu yếu, cần có gói hỗ trợ phục hồi kinh tế đủ lớn để kích thích nền kinh tế, đưa DN trở lại guồng máy sản xuất, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.
Các doanh nghiệp (DN) kỳ vọng sẽ sớm có một chương trình tổng thể phục hồi kinh tế được thiết kế khoa học, sát hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế, có tính khả thi cao. Cộng đồng DN, doanh nhân sẽ đóng góp trí tuệ vào chương trình phục hồi kinh tế tổng thể cấp quốc gia, cũng như ở các ngành, các địa phương.
DNVN - Theo các chuyên gia, tiến trình phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh mới hiện nay đối mặt với nhiều rủi ro và chắc chắn mất nhiều thời gian. Các doanh nghiệp cần chủ động thích ứng, khai thác các lợi thế từ các FTA cũng như chú trọng đến những nhóm ngành đóng vai trò "dẫn đường" để bứt tốc trong năm 2022.
Nghị định số 101/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP được ban hành nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước trước ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19.

End of content

Không có tin nào tiếp theo