Tìm kiếm: các-doanh-nghiệp-công-nghệ-số
DNVN - Theo nguồn tin từ Bộ TT & TT cho biết, sáng ngày 12/06/2020, Bộ TT&TT đã tổ chức Lễ ra mắt Nền tảng quản trị doanh nghiệp 1Office. Đây là một trong chuỗi sự kiện giới thiệu các nền tảng số Make in Vietnam nhằm thực hiện “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
DNVN - Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định rõ những lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số trước là: Y tế, Giáo dục, Tài chính - ngân hàng, Nông nghiệp, Giao thông vận tải và Logistics, Năng lượng, Sản xuất công nghiệp và Tài nguyên và môi trường.
DNVN - Chương trình Chuyển đổi số quốc gia vừa được phê duyệt hướng tới mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản cụ thể.
DNVN - Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, không thể để toàn bộ dữ liệu của nền kinh tế số Việt Nam bị đưa ra và lưu trữ ở nước ngoài bởi các công ty nước ngoài. Việt Nam phải làm chủ các hạ tầng và nền tảng chuyển đổi số cho từng ngành, từng lĩnh vực.
DNVN - Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, cơ hội mà Covid-19 mang lại mà chúng ta phải tận dụng để bứt phá vươn lên chính là chuyển đổi số. Đưa các hoạt động có thể lên online trong thời gian sớm nhất, nhanh hơn các nước khác. Đây chính là sứ mệnh mới của ngành TT&TT, của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
DNVN - Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa đáp ứng đầy đủ 6 lĩnh vực chữa bệnh từ xa theo quy định của Bộ Y tế. Người dân có thể cài ứng dụng Bluezone trên điện thoại nhằm bảo vệ mình và cộng đồng, góp phần ngăn chặn sự lây lan của virus. Điều này giúp kiểm soát chặt chẽ sự lây lan của virus.
DNVN - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Trong đó có nội dung nhận định nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn 2021-2025 là rất nặng nề.
DNVN - Bộ TT&TT vừa gửi công văn tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đề nghị hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đơn vị trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (TT&TT).
DNVN - Hiện đã có 14 kênh truyền hình phát chương trình giáo dục trực tuyến, sắp tới sẽ có thêm nhiều nền tảng, ứng dụng, mạng xã hội tiếp tục hỗ trợ ngành giáo dục đào tạo trực tuyến trong đại dịch Covid-19.
DNVN - Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tích cực tham gia xây dựng chính phủ điện tử (CPĐT), coi đây là mục tiêu kép, vừa giúp phát triển CPĐT Việt Nam, vừa có kinh nghiệm để đi ra thế giới.
DNVN - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng vừa ra Chỉ thị yêu cầu các doanh nghiệp công nghệ cần coi dịch bệnh do virus corona là thách thức, đồng thời là trách nhiệm của mình đối với xã hội, khẩn trương vào cuộc, đưa ra những giải pháp, ứng dụng công nghệ số sáng tạo vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch.
Để đạt mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra 12 giải pháp và yêu cầu các bộ, địa phương, tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung thực hiện triệt để.
DNVN - Tại buổi gặp mặt Gặp mặt cuối năm đón Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 của Bộ TT&TT vào ngày 20/1/2020, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã khái quát lại những thành tựu mà ngành TT&TT đã đạt được trong năm 2019 vừa qua và nhấn mạnh một số định hướng lớn, trọng tâm năm 2020 đối với các lĩnh vực quản lý của Bộ.
DNVN - Thủ tướng Chính phủ vừa ra Chỉ thị yêu cầu phải thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, đến năm 2030 phải có ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần đi đầu, tạo đột phá trong thực hiện chiến lược “Make in Viet Nam”.
DNVN – Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, năm 2020 sẽ là năm chuyển đổi số quốc gia, là năm khởi động mạnh mẽ để tiến tới một Việt Nam số. Đây sẽ là một sự chuyển đổi sâu sắc và toàn diện, mà đầu tiên là sự chuyển đổi về phương thức, qui trình vận hành, về cách làm việc trong mọi lĩnh vực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo