Tìm kiếm: công-nghiệp-chế-biến-chế-tạo
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 7 giảm 0,9 điểm % so với tháng 6, cùng với sự cải thiện về tiêu thụ hàng hóa trong nước cho thấy những tín hiệu khả quan đối với sản xuất công nghiệp.
Ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, các dấu hiệu cải thiện đáng kể của các chỉ số kinh tế vĩ mô đang tạo dư địa để có được những chính sách linh hoạt hơn nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20-7-2013 đạt 11,9 tỉ USD, tăng 19,6% cùng kỳ năm trước.
Nhiều khoản mục mang bản chất tín dụng không được các tổ chức tín dụng hạch toán đúng và đầy đủ khiến dư nợ cũng như nợ xấu bất động sản thực chất cao hơn nhiều so với các con số được báo cáo.
Xét theo yếu tố chu kỳ thì xuất khẩu của 6 tháng cuối năm luôn cao hơn 6 tháng đầu năm 15-25% bởi đó là quãng thời gian mà cộng đồng doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng yêu cầu về thời hạn giao hàng cho đối tác. Điều này hé lộ khả năng hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch cả năm.
Trong 5,7 tỉ USD vốn FDI giải ngân trong sáu tháng đầu năm, vốn rót nhiều nhất vẫn là vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Đây cũng là ngành đang thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, chiếm 88,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Có tới 8.792 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trước đây đã quay lại hoạt động trong 5 tháng đầu năm 2013.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành, nhiều ngân hàng đã công bố giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay. Lãi suất giảm là điều đáng mừng, nhưng vấn đề đặt ra là doanh nghiệp có tiếp cận được vốn vay hay không? Khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp đang ở mức nào? Đâu mới là giải pháp giúp doanh nghiệp tiêu thụ được hàng tồn kho, xử lý nợ xấu, quay vòng sản xuất mới?
Sáng 14/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về Báo cáo bổ sung của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2012 và những tháng đầu năm 2013.
Thời gian qua, hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn là mảng yếu so với các ngành khác và chưa đóng góp tương xứng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, sang tháng 4-2013 sản xuất công nghiệp đã có những bước chuyển mới, dù chưa thật mạnh, nhưng cũng hứa hẹn sự hồi phục trong thời gian tới…
Chỉ số tồn kho của ngành chế biến, chế tạo tiếp tục giảm so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước nhờ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm phát huy hiệu quả rõ rệt.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố ngày 25-4, trong 4 tháng đầu năm 2013, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 3,75 tỉ USD, tăng 3,9% với cùng kì năm 2012.
Ngày 17-4, tại TP.HCM, hơn 300 đại biểu gồm đại diện các cơ quan Chính phủ Việt Nam và Singapore, các chuyên gia đầu ngành, lãnh đạo các địa phương và doanh nghiệp đã tham dự lễ khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore 2013 (VSBF 2013).
“Ở trong nước, chúng ta đang dự thảo Nghị quyết về hội nhập quốc tế, không chỉ về kinh tế mà cả chính trị, an ninh...”, TS. Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói và nhấn mạnh thêm rằng, nếu Việt Nam “quyết” hội nhập thì cơ hội mở ra rất lớn, nhưng thách thức cũng không hề nhỏ. Nhất là khi “gió độc” dường như đang mạnh hơn “gió lành”.
Sản xuất công nghiệp trong 3 tháng đầu năm 2013 dù thấp hơn so với cùng kỳ nhưng vẫn có những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo