Tìm kiếm: chất-lượng-kém
Ngày 27/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tăng cường quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện, nêu rõ: Việc rà soát tổng thể quy hoạch thủy điện theo Nghị quyết của Quốc hội đã được Chính phủ triển khai nghiêm túc, đưa ra khỏi quy hoạch 424 dự án, tạm dừng có thời hạn 136 dự án, không xem xét đưa vào quy hoạch 172 vị trí tiềm năng, tiếp tục rà soát, đánh giá 158 dự án.
Sáng 25/11, phần thảo luận tại Quốc hội về dự án Luật Xây dựng (sửa đổi) ghi nhận nhiều tiếng nói đáng chú ý từ các đại biểu là doanh nhân, những người đã và đang có nhiều trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực này.
Đăng đàn tại Quốc hội chiều 19/11, ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói ngành nông nghiệp tăng trưởng chậm lại vì không đủ nguồn lực cần thiết, mặc dù “vẫn đạt mục tiêu”.
Áp lực chuyển hướng kinh doanh đang đặt ra với các nhà vàng, khi người dân, nhà đầu tư đã tỏ ra chán vàng, dù giá vàng đang ở mức hấp dẫn nhất trong vòng 3 năm qua.
“Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng thủy điện hầu như được giao hoàn toàn cho chủ đầu tư thực hiện và tự chịu trách nhiệm, thiếu sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước; gần 30% số đập chưa được kiểm định; chỉ có khoảng 6% số chủ đầu tư hoàn thành cắm mốc chỉ giới; khoảng 66% số đập chưa có phương án bảo vệ được phê duyệt; gần 55% số chủ đập chưa có phương án phòng, chống lụt bão”.
Sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu khiến năng suất lao động tổng hợp (TFT) của Việt Nam thuộc hàng thấp nhất khu vực, giá thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh nhiều loại hàng hóa rất thấp.
Thị trường BĐS - đầu ra chính của ngành thép chưa khởi động trở lại, dòng vốn cho thị trường BĐS chưa được khơi thông; thép giá rẻ từ Trung Quốc tiếp tục nhập vào trong nước khiến các DN thép trong nước lao đao.
Thời tiết bất lợi, nông dân thiệt cả về giá, năng suất lẫn chất lượng và tiêu thụ. Một số nơi, thương lái thẳng thừng từ chối mua lúa.
Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép kéo dài thời gian vay vốn và giãn nợ vay xuất khẩu cà phê
Nhiều năm trở lại đây, cá ngừ đại dương là sản phẩm có máu mặt” trên thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu. Năm 2012, cá ngừ của Việt Nam đã có mặt tại 96 thị trường, đạt 569,4 triệu USD, tăng 50,1% so với năm 2011.
Đồng tình với chủ trương mở rộng quốc lộ 1 thành 4 làn ôtô, 2 làn hỗn hợp, tuy nhiên nhiều chuyên gia lo ngại việc tăng các trạm thu phí theo hình thức BOT sẽ làm tăng chi phí vận tải, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp.
Thông tin nguy cơ tan rã của nhiều trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đang làm dư luận xôn xao. Vậy nguyên nhân do đâu và đâu là lối thoát?
Cá tra Việt Nam không có được giá trị cao mặc dù là ngành độc quyền của Việt Nam. Bởi tình trạng tranh mua tranh bán, phá giá lẫn nhau giữa các doanh nghiệp Việt Nam đã tạo cơ hội cho các nhà nhập khẩu kiếm lợi.
Dịp cuối năm hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu lại tiếp tục tung hoành. Sức “tấn công” của nhóm hàng này không chỉ dừng lại vùng ven, nông thôn... mà đã tràn vào các quận nội thành, cả trung tâm thương mại lớn.
Số lượng thạc sĩ gia tăng mạnh trong những năm gần đây nhưng nhiều trường đại học đang than trời về chất lượng đào tạo tại các khóa cao học.
End of content
Không có tin nào tiếp theo