Tìm kiếm: chỉ-tiêu-tăng-trưởng-tín-dụng

Lãi suất tiết kiệm đã xuống mức thấp nhất từ trước đến nay. Thế nhưng, dòng tiền nhàn rỗi, đặc biệt là nguồn vốn dân cư tiếp tục chảy vào ngân hàng như “nước vào chỗ trũng”. Điều này cho thấy, từ nay đến cuối năm, nếu không đẩy mạnh cho vay, các nhà băng sẽ đứng trước nguy cơ thừa hàng chục ngàn tỷ đồng.
Nhiều gói tín dụng ưu đãi lãi suất được phía ngân hàng đưa ra thị trường, song tăng trưởng dư nợ cũng chỉ mới vượt qua 1%. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12-14% dù còn xa, nhưng các ngân hàng vẫn kỳ vọng đạt được.
Ngày 25/4, NHNN đã tổ chức Họp báo thường kỳ tháng 4. Chủ trì buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Hồng – Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, tính đến ngày 22/4/2014, tín dụng đối với nền kinh tế của toàn hệ thống các TCTD tăng 0,62% so với cuối năm 2013. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.
Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á - Việt Nam 2014 của Ngân hàng Thế giới (ADB) nhận định mặc dù kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng khả năng khôi phục tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như những năm trước đây vẫn còn hạn chế, do rất nhiều nguyên nhân, trong đó tiến trình cải cách ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước đang diễn ra thận trọng.
Theo chuyên gia tài chính ngân hàng – TS Nguyễn Trí Hiếu: Việc kiểm soát lạm phát đạt kết quả khả quan sẽ là cơ sở để cho rằng năm 2014 là thời điểm hợp lý để Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thả nổi lãi suất. Nếu điều này được thực hiện thì thị trường chứng khoán sẽ lấy lại sự phục hồi và là kênh đầu tư rất sáng giá.
Không được thực hiện việc cơ cấu lại nợ và các biện pháp nghiệp vụ khác để che giấu nợ xấu hoặc làm sai lệch chất lượng tín dụng. Đây là thông điệp quan trọng của Thống đốc NHNN trong Chỉ thị số 01/2014 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2014.

End of content

Không có tin nào tiếp theo