Tìm kiếm: cho-người-nước-ngoài-mua-nhà
Đó là chia sẻ của bà Tricia Teo, Giám đốc điều hành Tập đoàn Đầu tư tư vấn bất động sản quốc tế (SLP Group Singapore) trong chương trình tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi đã mở rộng đối tượng và điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với Việt kiều và người nước ngoài. Nhiều ý kiến ủng hộ cho rằng, đây là lối thoát cho "xuất khẩu bất động sản tại chỗ", nhưng cũng nhiều quan điểm dè dặt với chính sách này.
“Nếu không quản lý được nguồn tiền của người nước ngoài mua nhà Việt Nam sẽ thành chỗ cho các “bố già” rửa tiền. Bất động sản là chỗ rửa tiền cực hay vì đây là mặt hàng tiêu thụ một lượng tiền lớn. Cho nên khó nhất là quản lý nguồn tiền để mua nó chứ không phải là khó ở chỗ quản lý nhà”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) theo hướng mở tối đa, tạo thuận lợi nhất cho người nước ngoài, Việt kiều được mua nhà ở Việt Nam.
Trái với kỳ vọng của giới đầu tư địa ốc, Dự thảo Thông báo Kết luận phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản, kiến nghị nới lỏng điều kiện cho người nước ngoài mua nhà không được nhắc đến.
"Nếu chúng ta không quản lí việc mua bán nhà ở và chuyển giao quyền sử dụng đất theo đúng mục đích và điều chỉnh các giao dịch nhà đất bằng các chính sách thuế thích hợp thì không những chính sách đó sẽ bị người ta lợi dụng mà còn bị chính những người thực thi chính sách lạm dụng làm sai lệch" - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn nhận định.
Chính sách nới điều kiện cho người nước ngoài mua nhà chỉ giải quyết được khoảng vài ngàn người đang sống và làm việc tại Việt Nam có nhu cầu mua nhà để ở tạm chứ không có khả năng hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản (BĐS).
Hàng loạt quy định theo hướng cởi mở hơn cho người nước ngoài mua nhà vừa được Bộ Xây dựng đưa vào trong dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi.
Theo đề xuất mới nhất của Bộ Xây dựng, tất cả các đối tượng được cấp visa vào Việt Nam từ 3 tháng trở lên có thể được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Đánh giá về tình hình kinh doanh của từng ngành, ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM cho hay, dệt may là ngành phát tín hiệu khả quan nhất trong 6 tháng đầu năm. Các đơn hàng gia công tương đối dồi dào. Còn bất động sản và thủy sản vẫn còn nhiều khó khăn.
Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản hiện đang tồn tại nhiều bất cập cần được sửa đổi, bổ sung nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực này.
Các chuyên gia bất động sản kiến nghị Chính phủ nên mở rộng diện người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam nhằm góp phần giải phóng hàng tồn kho cho thị trường địa ốc. Đây cũng là giải pháp kích cầu không tốn kém.
Sau 5 năm, đến nay quy định thí điểm cho người nước ngoài mua nhà tại VN đã hết hiệu lực nhưng mới có hơn 400 người mua được nhà. Nhiều doanh nghiệp bất động sản kiến nghị nhà nước nên rộng “cửa” với đối tượng này để tăng cầu cho thị trường.
Theo các chuyên gia phải chờ 3 năm nữa bất động sản TP.Hồ Chí Minh mới hấp thu hết lượng căn hộ cao cấp tồn đọng và kết thúc giai đoạn ngủ đông. Năm 2013 phân khúc này vẫn sẽ tiếp tục giảm giá ở biên độ thấp, dưới 5%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo