Tìm kiếm: chuồng-trại
Từ kinh nghiệm chăn nuôi và mong muốn làm giàu, mô hình chăn nuôi trang trại giữa đồng đã giúp vợ chồng anh Hoàng Trọng Tiến và chị Trần Thị Tịnh ( thôn Bình Dương, xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) thu lời 200 - 250 triệu đồng mỗi năm.
Nhờ áp dụng mô hình nuôi thỏ New Zealand theo phương pháp và kỹ thuật hoàn toàn mới, anh Đỗ Quốc Bình ở Tổ dân phố 2 Tân Sơn, Phường Lương Sơn, TP Sông Công, Thái Nguyên mỗi năm mang về thu nhập cho gia đình gần 200 triệu đồng.
Tốt nghiệp đại học ngành phiên dịch tiếng Hoa nhưng chàng trai Ngô Chiến Thắng ở ấp 1, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ lại nổi tiếng tại địa phương nhờ mát tay trong nghề nuôi lươn không bùn và sản xuất cá giống.
Từ mô hình nuôi loài chim trĩ quý hiếm, đến nay bà Vũ Thị Lành (đội 7, xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, Nam Định) đã gây dựng thành công trang trại nuôi chim trĩ sinh sản và chuyên bán chim trĩ giống với doanh thu hàng chục triệu đồng/tháng.
Nhờ vỗ béo đàn lợn bằng thức ăn tự nhiên như ngô, bèo ao, thân cây chuối, lão nông Lò Văn Hinh (sinh 1974, dân tộc Thái), ở bản biên giới Lả Mường (xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) đã thu lãi 100 triệu đồng mỗi năm.
UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu trong thời gian có dịch, tạm dừng các hoạt động mua bán, vận chuyển gia súc và sản phẩm gia súc cảm nhiễm với bệnh lở mồm long móng ra, vào vùng dịch.
Dù đã ở ngưỡng tuổi 70 nhưng lão nông Nguyễn Đức Sơn (thôn Kỳ Lam, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) vẫn hăng say lao động, làm giàu và tạo được nguồn thu nhập lên đến hơn 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ vào mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi. Để có được thành quả đó, ông Sơn đã mất 30 năm kiên trì gây dựng.
Ở thôn Đồng Sen, xã Việt Lập (Tân Yên, Bắc Giang) chẳng ai là không biết vợ chồng anh Nguyễn Văn Dũng, là hộ chăn nuôi giỏi nhất nhì xã. Đó nhờ gần 6 năm trời “cày ải”, họ đã biến khu đồng chiêm trũng ven đê, thành trang trại “hai trong một”, cho thu nhập vài trăm triệu/năm.
Nhờ trồng cỏ voi, nuôi bò nhốt chuồng, mỗi năm “đều như vắt chanh” anh Lò Văn Quý, dân tộc Thái, bản Lè B (xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) đã có thu nhập 200 triệu đồng/năm. Bà con trong bản nói vui: Nhờ nuôi con ăn cỏ, uống nước lã mà anh Quý thu lãi trên trăm triệu đồng mỗi năm.
Gần đây nghề nuôi cá tầm đã thu hút nhiều hộ chăn nuôi ở huyện Ðam Rông (tỉnh Lâm Đồng), bởi hiệu quả đem lại của nó hơn hẳn nhiều loại con vật nuôi ở huyện. Nguồn lợi từ những lứa cá thương phẩm đầu tiên của một số hộ đi tiên phong trong việc nuôi cá tầm ở đây, đã mở ra một triển vọng mới cho nghề nuôi cá nước lạnh ở địa phương.
Anh Bùi Văn Luân, sinh năm 1985, dân tộc Mường, xóm Lán Ráy (xã Bình Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) bỏ công việc ở Hàn Quốc với mức lương 1.500 đô la để về quê nuôi gà thả đồi, mỗi năm thu lãi hơn 170 triệu đồng.
Nhiều hộ gia đình ở tỉnh Đắk Lắk đã chọn con dê làm vật nuôi chính để phát triển kinh tế.
DNVN - Ngành chức năng tỉnh Đắk Lắk ghi nhận có 18 ổ dịch tại 13 xã, phường, tổng số gia súc mắc bệnh là 393 con. Hai huyện Krông Bông và Cư Kuin đã quyết định công bố dịch lở mồm long móng trên đàn lợn của địa phương.
Là một trong những người đầu tiên đưa lợn rừng về vùng nông thôn ven biển nuôi và làm giàu từ nuôi lợn rừng, anh Nguyễn Văn Toản (45 tuổi, ở xóm 14, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) được nhiều người dân trong vùng nể phục.
Những năm gần đây, nhiều người chơi thú cưng đã đam mê, thích thú và sưu tầm con rồng Nam Mỹ để vừa làm cảnh vừa làm kinh tế rất hiệu quả. Điển hình như anh Lê Duy Tân, 22 tuổi ở thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên (An Giang). Sau 7 năm gắn bó với con vật hoang dã này, anh đã tự làm giàu cho bản thân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo