Tìm kiếm: chính-sách-vĩ-mô

Uớc tính đến hết năm 2012, tổng nợ công của Việt Nam khoảng 55,4% GDP. Tuy nhiên nếu tính cả khoản nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước - DNNN) không được Chính phủ bảo lãnh, nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác của DNNN thì nợ công của Việt Nam có thể lên đến khoảng 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn (60% GDP).
Dù chưa hẳn đã đủ thuyết phục, song những băn khoăn, thắc mắc của không chỉ của một vị đại biểu Quốc hội về điều hành chính sách tiền tệ, trong ít phút phát biểu của Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế cuối tuần trước cũng đã có câu trả lời.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, mô hình tăng trưởng của Việt Nam đang có vấn đề, trường hợp cứ giữ mô hình tăng trưởng cũ thì Việt Nam sẽ bị đứng ngoài cuộc chơi của nền kinh tế thế giới. Vậy, liệu Việt Nam có mạnh dạn lựa chọn hướng mới cho sự phát triển của nền kinh tế.
“Ở trong nước, chúng ta đang dự thảo Nghị quyết về hội nhập quốc tế, không chỉ về kinh tế mà cả chính trị, an ninh...”, TS. Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói và nhấn mạnh thêm rằng, nếu Việt Nam “quyết” hội nhập thì cơ hội mở ra rất lớn, nhưng thách thức cũng không hề nhỏ. Nhất là khi “gió độc” dường như đang mạnh hơn “gió lành”.
Gần 3 tháng kể từ thời điểm Nghị quyết 02 ra đời gỡ khó cho địa ốc, nhưng thị trường bất động sản vẫn chưa khởi sắc. Các chuyên gia lo ngại liều thuốc chưa đủ mạnh và bất động sản cần có giải pháp tổng thể hơn.
Xuất khẩu là một trong những lĩnh vực đạt kết quả nổi bật nhất trong năm 2012. Trong gần 80 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, có 25 thị trường đạt trên 1 tỷ USD, 17 thị trường đạt trên 2 tỷ USD, 9 thị trường đạt trên 3 tỷ USD.

End of content

Không có tin nào tiếp theo