Tìm kiếm: cây-trồng-mới
Ông Nguyễn Văn Mật, ngụ ấp Long Hậu, xã Phú Long, huyện Phú Tân (An Giang) trồng 120 cây táo trong vườn mà cây nào cây nấy trái sai từ gốc lên ngọn. Ai vào vườn táo nhà ông Mật thời điểm hái trái này đều mê.Bình quân 2ngày ông Mật hái 40kg táo bán với giá 16.000-20.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Thành Hạt (58 tuổi) và vợ là bà Nguyễn Thị Nhung (57 tuổi, ở thôn Thái Sơn, xã Đại Hưng, huyện Đại lộc, Quảng Nam), đang có thu nhập ổn định nhờ mô hình trồng cây ăn quả. Trong vườn nhà ông Hạt có những cây mít cho trái sai, trái "khổng lồ", khi chín thơm nức cả xóm.
Một thời cây cao su được ví như “vàng trắng”, không những giúp dân thoát nghèo mà còn khiến nhiều hộ vươn lên làm giàu. Thế nhưng, mấy năm trở lại đây, cây cao su đang bị người dân chặt bỏ không thương tiếc bởi không còn mang lại thu nhập.
Chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến năm 2019 tổng dư nợ mà nông dân vay trồng tiêu là hơn 4.300 tỷ đồng, trong đó 2.200 tỷ đồng là nợ xấu. “Lãi mẹ để lãi con”, nhiều nông dân phải bỏ xứ mưu sinh để mong có tiền trả lãi. Đường cùng, bà con “cầu cứu” ngành chức năng có thể được gia hạn nợ, giảm lãi vay….
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, áp dụng khoa học vào sản xuất, trong đó có chuyển sang trồng cây dương xỉ Pháp cắt lá bán mà gia đình chị Vũ Thị Liên ở thôn Tân Lợi, xã Đắk R’moan (thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) mỗi năm thu về cả tỷ đồng.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra sâu rộng, công tác nghiên cứu, chọn tạo và bảo vệ tác quyền giống cây trồng đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, tạo nên sự hợp tác quốc tế trong bảo hộ giống cây trồng (BHGCT) và hình thành nên một hệ thống BHGCT hiệu quả.
Sau khi tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông và tham quan học tập tại những mô hình ở Bình Dương, Đồng Nai, chàng trai trẻ Lê Minh Đông (ở tổ dân phố 10, thị trấn Ea Đrăng, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk) quyết định khởi nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp: trồng dưa lưới trong nhà màng.
Ông Nguyễn Văn Tất không chỉ là những người gieo màu xanh cây trái, làm cho vùng đất Ia Piơr trở nên trù phú mà còn là Chủ tịch Hội Nông dân xã năng động, nhiệt tình với công tác Hội và phong trào nông dân… Với hơn 20ha vườn cây ăn trái, điều, cao su...mỗi năm gia đình ông Tất có thu nhập cả tỷ đồng.
Sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại khá, khác với bạn bè trang lứa tìm cơ hội việc làm ở thành phố, cử nhân kinh tế Vũ Văn Lực quyết định về bản Áng, xã Đông Sang (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), thực hiện hoài bão làm nông nghiệp với nghề trồng dâu tây kết hợp làm du lịch sinh thái.
Chia tay với nghề giáo, chị Lê Thị Vân đã chọn một hướng đi mới không ai ngờ tới, đó là làm nông nghiệp. Sau hơn 3 năm lăn lộn, chị đã thành công trong việc trồng cây sachi, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ sức khỏe, mở ra con đường thoát nghèo cho người dân tỉnh Hòa Bình.
Thời điểm này, cây điều bắt đầu ra hoa, đậu trái thì xảy ra mưa trái mùa, lại thêm cơn bão số 1 hoành hành, mưa diện rộng, thời tiết thất thường tạo điều kiện cho bọ xít muỗi phát triển, nhiều vườn điều ở Bình Phước nguy cơ thiệt hại nặng.
(DNVN) – Trong khi dư luận cả nước đang xôn xao khi hay tin “thủ phủ” cà chua thân gỗ (Magic-S) Lâm Đồng “thất thủ”, quả chín đầy cây không ai mua. Thế nhưng, cũng tại vùng đất cao nguyên Lâm Viên này, lại có một nơi người dân không có đủ Magic-S để bán.
Thu sang, hoa sữa nở rộ cũng là lúc củ niễng chín. Thời điểm này, nông dân thành phố Hưng Yên bước vào cao điểm thu hoạch niễng. "Đầu vụ, thương lái thu mua tận ruộng với giá 3.000 – 3.500 đồng/củ. Hiện tại, giá bán niễng dao động từ 1.500 – 2.000 đồng/củ.
Vụ thu hoạch năm nay, nông dân trồng cam, quýt thua lỗ nặng vì giá rớt thê thảm, có thời điểm giá chỉ từ 6-8 ngàn đồng/kg. Cuối vụ giá quýt có nhích lên từ 10-12 ngàn đồng/kg nhưng vẫn dưới giá thành sản xuất. Nông dân trồng cam càng điêu đứng vì thị trường.
Từ lâu huyện vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi) nổi tiếng với tên gọi là "Xứ sở ngàn cau" mang lại thu nhập cao, cuộc sống ổn định cho người dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo