Tìm kiếm: dự-án-BĐS
Với cơ chế hiện nay, một dự án bất động sản muốn khởi công phải mất 3-4 năm hoàn thành hàng loạt thủ tục. Trong khi đó, thời gian để doanh nghiệp hoàn thiện một quần thể quy mô có thể chỉ mất chưa đến một năm. Những vấn đề chồng chéo và mâu thuẫn trong các quy định pháp lý đang đè nặng khiến thị trường bất động sản gặp khó.
DNVN - Năm 2020, Novaland bước vào năm thứ 3 phát triển giai đoạn 2 với định hướng chiến lược vào 3 dòng sản phẩm: BĐS nhà ở trung tâm, BĐS sinh thái đô thị vệ tinh và BĐS nghỉ dưỡng tại những thị trường tiềm năng. Novaland đặt mục tiêu giới thiệu ra thị trường 8.000 sản phẩm BĐS các loại, doanh thu dự kiến tăng trưởng 36% ở mức 14.877 tỷ đồng.
Trong khi vốn vay từ ngân hàng bị siết chặt, trái phiếu như một “cứu cánh” cho các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cá nhân sẽ gặp rủi ro khi mua trái phiếu không có tài sản đảm bảo. Do vậy, cần có các quy định về quy mô phát hành trái phiếu ở mức khống chế đối với nhà đầu tư cá nhân nhằm giảm bớt những rủi ro….
Thị trường bất động sản (BĐS) đang “điêu đứng” vì chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, khiến hàng trăm sàn giao dịch ngừng hoạt động, các chỉ tiêu của thị trường đều giảm mạnh so với cùng kỳ các năm 2019. Bộ Xây dựng dự báo sẽ tiếp tục gặp khó đến cuối năm 2020.
Phân lô bán nền tại các dự án hiện nay đang để lại nhiều hệ luỵ cho thị trường bất động sản. Do đó, Nhà nước cần cấm phân lô, bán nền để hạn chế đầu cơ và hoang hóa ở các khu đô thị. Đồng thời sẽ loại bỏ được những chủ đầu tư yếu kém về nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư.
Giải thích cho hiện tượng khối lượng giao dịch giảm nhưng giá căn hộ vẫn tăng, nhiều chuyên gia cho rằng, nhu cầu mua nhà của người dân hiện nay là rất lớn, trong khi nguồn cung lại thiếu hụt.
Mặc dù những cơn sốt đất cục bộ ở các địa phương đã được chấn chỉnh, nhưng chỉ chờ có dịp lại bùng lên. Để chấn chỉnh tình trạng này, Bộ Xây dựng đã có cảnh báo, đồng thời cho biết sẽ có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng đầu cơ.
Thị trường bất động sản năm 2020 sẽ gặp nhiều khó khăn và tiếp tục suy giảm so với những năm trước đây. Bên cạnh đó, nguồn cung nhà ở trung, cao cấp dư thừa trong khi rất thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp. Đây là báo cáo hoạt động chất vấn chuyên đề của Bộ Xây dựng gửi tới Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mới đây.
Theo dữ liệu 3 tháng đầu năm của Batdongsan.com.vn, mức độ quan tâm đến thị trường bất động sản (BĐS) giảm 23% so với cùng kỳ năm trước và giảm 18% so với quý liền trước. Mức độ quan tâm này thấp nhất trong 3 năm trở lại đây, riêng tại thị trường BĐS miền Trung giảm đến 46% cùng kỳ.
DNVN - Bên cạnh đà suy giảm của thị trường, lĩnh vực bất động sản tiếp tục “thấm đòn” từ ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhiều phân khúc như căn hộ, đất nền, nhà phố biệt thự, bất động sản nghỉ dưỡng đã suy giảm nguồn cung xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Thị trường bất động sản năm 2019 gặp khó khăn về pháp lý, thủ tục hành chính, tín dụng siết chặt, cộng thêm dịch Covid-19…, nên trong 2 tháng đầu năm nay, lĩnh vực bất động sản có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 6%.
Việc siết tín dụng sẽ giúp thanh lọc những chủ đầu tư năng lực tài chính yếu kém. Tuy nhiên, Hiệp hội Bất động sản (VNREA) kiến nghị nới tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn và nới lộ trình giảm tỷ lệ tối đa để doanh nghiệp làm quen với quá trình siết chặt kiểm soát tín dụng.
Mất cân đối cung - cầu tiếp tục xuất hiện trong năm 2020, nguồn nhà ở có giá thấp và nhà ở xã hội tiếp tục khan hiếm, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp và thị trường sẽ thanh lọc mạnh. Có thể sẽ có nhiều doanh nghiệp và môi giới bất động sản không thể trụ lại với nghề.
Thị trường bất động sản hiện nay không chỉ vướng phải “rừng” thủ tục hành chính, mà còn gặp khó khăn về vốn vay, khiến các dự án đều dậm chân tại chỗ. Nếu chưa kịp sửa đổi các Luật này, các dự án bất động sản không được khơi thông.
Gặp khó ở Hà Nội, TP.HCM, hàng loạt doanh nghiệp BĐS chuyển "sóng" về các tỉnh. Giá đất nhiều nơi bỗng chốc cao gấp 2 - 3 lần. Tuy nhiên, cơ hội cũng song hành rủi ro.
End of content
Không có tin nào tiếp theo