Tìm kiếm: duy-trì-sản-xuất
Các ngành và địa phương vẫn đang tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong sản xuất, kinh doanh với quyết tâm không để đứt gãy chuỗi sản xuất và hỗ trợ nông dân thu hoạch, tiêu thụ nông sản.
Tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã kiến nghị cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi và duy trì việc làm cho người lao động trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Dù mục tiêu chống dịch được đặt lên hàng đầu, song các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vẫn đang được các ngành chức năng tập trung triển khai, nhằm tiếp sức cho doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Để thúc đẩy phát triển các sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có lợi thế, đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, tỉnh Ninh Thuận tiếp tục nâng hạng các sản phẩm OCOP đã được công nhận.
Việc một mặt hàng được xếp vào nhóm hàng hóa thiết yếu ở tỉnh này nhưng không thuộc nhóm thiết yếu ở tỉnh khác đang gây ra những khó khăn trong việc vận chuyển tiêu thụ nông sản, thực phẩm trong bối cảnh giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19 ở nhiều tỉnh, thành phố.
Theo UBND thành phố Hà Nội, thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã tăng cường tuyên truyền nhưng qua kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, tại một số nơi trên địa bàn Thủ đô vẫn còn một số người có tâm lý chủ quan, lơ là, cá biệt có những đối tượng cố tình vi phạm.
250.000 lao động tự do đã được hỗ trợ chỉ sau nửa tháng triển khai gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, việc áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg lúc này là đòi hỏi tất yếu để phòng, chống dịch COVID-19, bảo vệ an toàn tính mạng người dân.
Hoạt động sản xuất công nghiệp ở các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang đối mặt với thách thức rất lớn trước tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đợt 4. Việc đẩy nhanh triển khai tiêm chủng vắc xin được coi là “chìa khóa” để duy trì vị thế trung tâm sản xuất, giảm thiểu rủi ro do gián đoạn chuỗi cung ứng ở vùng này.
Việc áp dụng phương thức “3 tại chỗ” để phòng chống dịch COVID-19 đợt 4 sẽ phần nào giúp duy trì sản xuất cho các doanh nghiệp trong “vùng dịch” ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam. Tuy nhiên, thế khó của doanh nghiệp vẫn rất lớn nếu kéo dài phương thức này, cũng như lo lắng hàng hóa “nằm tại chỗ” ...
Từ 06h00 ngày 24/7/2021, thành phố Hà Nội yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, khám chữa bệnh, công tác.
DNVN - Đêm 23/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành chỉ thị về việc thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn trong 15 ngày theo Chỉ thị 16 của Chính phủ kể từ 6h sáng ngày 24/7/2021 để phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm an toàn cho Thủ đô.
DNVN - Lo chuỗi cung ứng sẽ bị đứt gãy nên nhiều doanh nghiệp nỗ lực thực hiện "3 tại chỗ”. Tuy nhiên, về lâu dài việc duy trì hoạt động trong điều kiện này càng khó khăn hơn bởi nhiều vướng mắc phát sinh trong khâu vận chuyển hàng hóa lẫn việc tổ chức thu mua, nhập hàng và đặc biệt căng thẳng trong chi phí việc xét nghiệm, chăm lo cho công nhân.
Việc điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng thép trong nước sẽ khiến thép bên ngoài tràn vào, đe dọa đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong nước vốn đang gặp rất nhiều khó khăn.
Chuỗi cung ứng nông sản, nguồn cây con giống, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp đang bị tắc nghẽn do các trạm kiểm soát COVID-19 tại các tỉnh bị giãn cách.
End of content
Không có tin nào tiếp theo