Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ khoanh, giãn nợ và giảm lãi vay, giảm thuế

DNVN - Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 cùng việc thực hiện giãn cách xã hội trong nhiều tuần qua đã khiến doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước những khó khăn, doanh nghiệp kiến nghị hệ thống ngân hàng cần cụ thể hơn nữa đề hỗ trợ giãn nợ, miễn giảm lãi vay giúp doanh nghiệp duy trì, phục hồi sản xuất.

'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Ký kết hợp đồng BOT xây dựng cao tốc Cao Lâm – Vĩnh Hảo gần 9.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp mong muốn khoanh, giãn nợ và giảm lãi vay

Trong lần bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 này đã khiến các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã “đến giới hạn chịu đựng”, không còn khả năng trả nợ gốc, lãi ngân hàng đúng hạn. Trước những khó khăn này, hàng loạt các chương trình hỗ trợ giãn nợ, giảm lãi suất cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh với tổng dư nợ hàng trăm ngàn tỷ đồng vừa được các ngân hàng công bố.

Tuy nhiên, tại chương trình trực tuyến Cafe lần thứ 57 do Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh (HUBA) tổ chức mới đây, đại diện các doanh nghiệp cho rằng, cần chính sách rõ ràng để những cam kết của ngân hàng thương mại đến được với doanh nghiệp khó khăn, đang cần sự hỗ trợ thực chất lúc này.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐTV Công ty HFIC, Phó Chủ tịch HUBA cho biết, đại dịch COVID 19 lần thứ 4 đã diễn ra đã khiến hoạt động của doanh nghiệp bị đảo lộn nghiêm trọng, chồng chất nhiều khó khăn, thách thức. Theo ông Hoà, thời gian qua HUBA đã nhận được nhiều kiến nghị từ cộng đồng doanh nghiệp, đa số kiến nghị chính quyền thành phố nên có buổi làm việc với hệ thống các ngân hàng và chỉ đạo ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc khoanh, giãn nợ và giảm lãi vay.

Trong lần bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 này đã khiến các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã “đến giới hạn chịu đựng”, không còn khả năng trả nợ gốc, lãi ngân hàng đúng hạn.

Trong lần bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 này đã khiến các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã “đến giới hạn chịu đựng”, không còn khả năng trả nợ gốc, lãi ngân hàng đúng hạn.

“Doanh nghiệp kiến nghị thành phố cần có chỉ đạo và làm việc với hệ thống ngân hàng để tiến hành việc khoanh, giãn và hoãn nợ cũng như xem xét lại chính sách lãi xuất. Bởi trong giai đoạn giãn cách hiện nay có những doanh nghiệp phải tới hạn trả nợ gốc, nợ lãi nhưng do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên rất khó trả được những khoản này. Việc giãn nợ, giảm lãi vay để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian này rất cần thiết. Và khi dịch được khống chế, thành phố hết giãn cách thì lại tính các khoản này bình thường như trước đó”, ông Hoà nói và cho biết thêm, rất nhiều doanh nghiệp kiến nghị được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuê đất để giảm áp lực về dòng tiền cho doanh nghiệp hoặc nếu doanh nghiệp đóng thuế chậm trễ thì không nên phạt.

Phó Chủ tịch HUBA cho biết thêm, thời gian qua việc chỉ cho phép vận chuyển hàng hóa thiết yếu khiến khâu cung ứng nguyên vật liệu cho các ngành hàng khác ngoài thực phẩm gặp khó khăn, nguồn cung bị đứt gãy. Ngoài ra, việc hạn chế làm việc ban đêm những ngày vừa qua đã khiến nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

“Có một số doanh nghiệp đặc thù cần hoạt động sau 18h tối hay hoạt động trước 6h sáng. Cụ thể như công ty San Hà, đơn vị luôn cung cấp sản lượng thực phẩm thịt gà cho thành phố, với đặc thù giết mổ thịt vào ban đêm nên việc cấm ra đường sau 18h tối đến 6h sáng hôm sau đã khiến công nhân của doanh nghiệp này rất khó đi lại trong khâu vận hàng hoá đến các hệ thống siêu thị, cửa hàng, điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp”, ông Nguyễn Ngọc Hoà cho hay.

Đồng tình với quan điểm trên, bà Lý Kim Chi, Tổng giám đốc Công ty Thương mại và Xây dựng Nam Long, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh cho biết, trong thời gian qua các doanh nghiệp trong ngành lương thực thực phẩm rất căng thẳng trong việc duy trì sản xuất kinh doanh, đảm bảo lượng hàng hoá cung ứng cho người tiêu dùng thành phố khi nguồn nguyên liệu liên tục thiếu hụt, mặc dù vậy vẫn còn rất nhiều bất cập.

Lãi vay giảm 0.5% đến 1,2% chưa đủ giúp doanh nghiệp vượt khó khăn.

Lãi vay giảm 0.5% đến 1,2% chưa đủ giúp doanh nghiệp vượt khó khăn.

Theo bà Chi, hiện nay có gần như 70% các doanh nghiệp của ngành lương thực thực phẩm đang bán bù lỗ và bán hoà vốn, bởi vì tất cả nguyên liệu đầu vào cũng như chi phí sản xuất đảm bảo cho hoạt động “3 tại chỗ” đều tăng nhưng doanh nghiệp cam kết vẫn bình ổn và không tăng giá. Không chỉ vậy, việc vận chuyển hàng hoá để đảm bảo cho sản xuất luôn xảy ra tình trạng chậm trễ vì nhiều khu vực vẫn làm khó dễ cho tài xế. Điều này khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, dẫn đến trễ hẹn giao hàng hoá cho đối tác, dòng tiền vì thế cũng bị tắt nghẽn.

Để gỡ khó trong giai đoạn này, bà Chi cho rằng, các ngân hàng nên có những chính sách hỗ trợ thiết thực hơn cho cộng đồng doanh nghiệp. “Về tài chính, những khoản phí nào giảm thì nên mạnh dạng giảm ngay, những khoản thuế nào nếu không thu thì ngân sách bị ảnh hưởng thì tiếp tục thu nhưng phải cũng phải cần công bố rõ cho doanh nghiệp được biết".

Về ngân hàng, lúc nào các đơn vị ngân hàng cũng thông tin là sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hết sức, thế nhưng suốt cả mùa dịch vừa qua không có đơn vị doanh nghiệp nào thuộc ngành lương thực thực phẩm đang là đối tượng khoanh nợ của ngân hàng. Cho nên tôi đề xuất, là thành phố cần phải kiến nghị với ngân hàng nhà nước cho phép giãn nợ, khoanh nợ, giảm lãi suất cho vay đối với tất cả doanh nghiệp từ nay đến 6 tháng sau. Có như vậy mới giúp doanh nghiệp thoát cảnh ngày đêm lo phá sản vì không sản xuất được hàng hoá”, bà Lý Kim Chi cho hay.

Ông Phạm Văn Việt, Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng Jean, Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và có thể kéo dài, là một lĩnh vực có đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước rất lớn, cùng với đó sử dụng lao động nhiều, các doanh nghiệp thành viên của hội đã mạnh dạng triển khai ứng dụng công nghệ 4.0 từ rất lâu, qua đó đã tiết kiệm rất nhiều chi phí nhân công, công việc phát triển nhanh chóng.

Tuy nhiên, từ lúc dịch bệnh bùng phát đã khiến doanh nghiệp trở nên khó khăn, cụ thể là dòng tiền, từ đây doanh nghiệp kiến nghị ngân hàng nhà nước nên khoanh lại khoản đầu tư về tài sản cố định đến thời gian hết dịch để doanh nghiệp có kinh phí phục hồi sản xuất, lo đời sống cho công nhân.

Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước cần có chính sách giãn nợ, giảm lãi để hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn này. Theo ông Việt, thời gian trước ngân hàng có giảm lãi vay 1,5% do thị trường có nhiều biến động, thế nhưng hiện nay ngân hàng chỉ giảm 0,5% đến 1,2% lãi suất đối với những khoản vay cũ, tuy nhiên con số này vẫn chưa giúp được doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay, nhất là những doanh nghiệp đang thực hiện “3 tại chỗ”.

“Chúng tôi đề nghị ngân hàng nhà nước cần đưa ra một văn bản chính quy cũng như có chính sách cụ thể, kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp thông qua ngân hàng thương mại. Để từ đó, doanh nghiệp có thể có nguồn kinh phí chi trả lương cho công nhân viên, duy trì hoạt động sản xuất”, ông Việt cho biết.

Hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp

Theo kết quả khảo sát nhanh của HUBA, hơn 84% các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay đang gặp khó khăn do dịch bệnh bùng phát. Trong đó, thiếu vốn kinh doanh chiếm 40%; thị trường bị ảnh hưởng, thu hẹp chiếm 80%; cắt giảm lao động chiếm 52%; bị đứt chuỗi cung ứng nguyên liệu chiếm 14%; bị cản trở hoạt động kinh doanh do biện pháp cách ly xã hội phòng dịch chiếm trên 50%.

Công nhân làm việc tại doanh nghiệp hoạt động ‘3 tại chỗ’ tại TP Hồ Chí Minh.

Công nhân làm việc tại doanh nghiệp hoạt động ‘3 tại chỗ’ tại TP Hồ Chí Minh.

“Các gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động tuy được ban hành kịp thời nhưng mức độ hấp thụ của doanh nghiệp rất thấp. Một số chính sách giãn thuế, bảo hiểm xã hội, tiền thuê đất… thời gian áp dụng ngắn, số lượng không lớn nên chưa thể giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Lãi suất khoản vay mới phải có tài sản bảo đảm giảm hơn, nhưng vẫn cao so với lãi suất ngân hàng huy động từ tiền gửi tiết kiệm, nhu cầu vay trả lương giữ chân người lao động hầu như không khả thi”, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch HUBA cho biết. Theo ông Chu Tiến Dũng, ngành Thuế nên giãn thuế cho doanh nghiệp, không tận thu những khoản nhỏ mà dồn lực chống buôn lậu, chuyển giá để bù đắp hụt thu từ sản xuất, kinh doanh.

Về góc độ ngân hàng, ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng Giám đốc ngân hàng Sacombank cho biết, hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trong thời gian tới. Hiện Hiệp hội ngân hàng đã tổ chức họp với 16 ngân hàng lớn và tất cả đều đồng thuận giảm lãi suất vay cho doanh nghiệp trong thời gian này. Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía ngân hàng còn tùy thuộc vào tiềm lực cũng như khả năng của mỗi ngân hàng khác nhau.

Theo ông Tuệ, các ngân hàng hiện nay đang cố gắng tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn thực sự vì nguồn lực của ngân hàng là có hạn. “Đối với doanh nghiệp gặp khó khăn nhiều thì ngân hàng sẽ hỗ trợ giảm lãi suất vay nhiều hơn 1%, còn lại chỉ có thể hỗ trợ giảm lãi suất vay dưới 1% và khi giãn nợ, giảm lãi suất vay cho các doanh nghiệp, ngân hàng cũng gặp không ít áp lực vì phải trích quỹ dự phòng chứ không được tính vào lợi nhuận”, ông Phan Đình Tuệ cho biết.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm