Tìm kiếm: giảm-nghèo-bền-vững

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), xã Khâu Tinh (Na Hang, Tuyên Quang) đã lựa chọn rau an toàn trái vụ và cao chanh để tập trung phát triển, tạo hướng đi bền vững giúp người dân thoát nghèo. HTX Dịch vụ nông nghiệp Khâu Tinh được giao nhiệm vụ liên kết với các hộ trong xã phát triển 2 sản phẩm này.
Những năm gần đây, Mường Chà được biết đến là vùng có diện tích trồng dứa lớn nhất tỉnh Điện Biên. Do hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, cây dứa đã được huyện xác định là cây ăn quả chủ lực để phát triển kinh tế ở vùng đất dốc, thay thế cho những cây trồng kém hiệu quả nhằm giúp người dân giảm nghèo nhanh và bền vững.
Được triển khai trồng thử nghiệm vào tháng 4/2019 và ngay trong vụ thu hoạch đầu tiên vào tháng 7/2019 đã cho kết quả ngoài mong đợi, mô hình trồng bí Nhật (giống Kurimaru) trong nhà màng của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) được đánh giá là một trong những mô hình xuất nông nghiệp có hiệu quả tại địa phương.
Năm 2019 huyện Đakrông (Quảng Trị) phấn đấu giảm nghèo sẽ đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trên 5%. Để đạt được mục tiêu này, huyện khuyến khích người dân phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc vùng biên giới.

End of content

Không có tin nào tiếp theo