Tìm kiếm: giãn-tiến-độ

Bất động sản (BĐS) là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 khi có đến 800/1.000 sàn giao dịch ngừng hoạt động. Trước khó khăn đó, Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) đã kiến nghị Chính phủ tháo gỡ "thể chế pháp luật - hành chính", trước tiên là ban hành một Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2013.
DNVN - HoREA đề nghị không nên siết hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Việc này nhằm tạo thêm kênh huy động vốn đầu tư xã hội cho lĩnh vực bất động sản vì khối doanh nghiệp địa ốc cũng như nhiều ngành nghề khác đang gặp những khó khăn mới phát sinh do đại dịch Covid-19.
DNVN - Trong quá trình thực hiện dự án KDC Nhơn Đức, cơ quan chức năng TP.HCM đã phát hiện một số sai phạm, thiếu sót thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư là Công ty Vạn Phát Hưng trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở, quản lý, sử dụng tài sản công, kinh doanh bất động sản, thuế.
Trước tác động của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp chọn cách “ngủ đông”. Nhưng cuối tuần qua, một tin vui là Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ bổ sung thêm hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS) vào nhóm các ngành nghề được hỗ trợ từ gói tín dụng 250.000 tỷ đồng. Đây là cơ hội để thị trường BĐS giảm bớt các khó khăn trước mắt.
Ảnh hưởng của dịch COVID–19 đã không chỉ khiến nhiều doanh nghiệp thiếu nguyên liệu sản xuất mà hiện nay, dịch bệnh bùng phát ở các nước châu Âu và Mỹ cũng đã khiến các doanh nghiệp của tỉnh Thanh Hóa khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, cắt giảm lao động là giải pháp mà các doanh nghiệp đã và đang thực hiện để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
DNVN - 100% số doanh nghiệp sản xuất may mặc bị ảnh hưởng. Trong đó 70% doanh nghiệp phải cắt giảm việc làm ngay lập tức trong tháng 3 và 80% doanh nghiệp dự kiến phải cắt giảm lao động tiếp trong tháng 4 và tháng 5. Dự kiến chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2020 ngành dệt may sẽ bị thiệt hại 12.000 tỷ đồng vì dịch Covid-19.
DNVN - Từ đầu tháng 3, việc châu Âu và Bắc Mỹ giãn tiến độ, thậm chí là hủy đơn hàng và các DN Việt Nam không có đơn hàng mới đã trở nên phổ biến trong lĩnh vực dệt may và da giày do liên quan đến diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan quản lý phải quyết liệt hơn trong công tác hỗ trợ DN vượt qua khó khăn.

End of content

Không có tin nào tiếp theo