Tìm kiếm: hội-vật-liệu-xây-dựng-việt-nam

Thị trường bất động sản chững lại, thậm chí “đóng băng” ở nhiều phân khúc và khu vực trong một thời gian dài khiến hàng loạt lĩnh vực khác cũng bị ảnh hưởng, gặp nhiều khó khăn; trong đó có những ngành nghề liên quan mật thiết như vật liệu xây dựng. Bởi vậy nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng thua lỗ và dự báo năm 2024 vẫn tiếp tục khó khăn.
DNVN - Triển lãm Quốc tế Vietbuild Home 2020 với chủ đề Bất động sản – Trang trí nội ngoại thất & Đồ dùng gia đình là sự kiện đáp ứng nhu cầu về xúc tiến thương mại và phát triển kinh tế ngày càng cao của toàn xã hội, góp phần cho việc mua sắm cuối năm của người tiêu dùng và trang trí nhà cửa ngày càng tiện nghi nhân dịp chào đón năm mới 2021.
DNVN - “Chiến lược phát triển Vật liệu xây dựng Việt Nam thời lỳ 2021 -2030, định hướng đến năm 2050”đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phê duyệt vào tháng 8/2020 vừa qua. Trong đó có mục tiêu loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất VLXD lạc hậu, tiêu tốn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.
DNVN - Các DN tham gia Vietbuild Hà Nội 2019 lần thứ 3 nói riêng và Vietbuild nói chung rất nhanh nhạy, tinh tế và kịp thời nắm bắt khoa học công nghệ của thế giới nhờ sự giao lưu tương tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra những sản phẩm mới thông minh phục vụ nhu cầu thị trường.
Dù chủ trương hạn chế khai thác tài nguyên, khoáng sản đã được thực hiện, song nền kinh tế vẫn còn dựa đáng kể vào việc bán những tài sản quốc gia này. Theo các chuyên gia, việc khai thác, XK tài nguyên để phục vụ cho tăng trưởng là không bền vững do nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉ có hạn.
Mục tiêu của Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt là thay thế 30-40% gạch đất sét nung với yêu cầu bắt buộc các công trình nhà từ 9 tầng trở lên phải sử dụng vật liệu xây dựng không nung. Đây chính là động lực khuyến khích nhiều DN đầu tư chuyển đổi sản xuất loại vật liệu này.
Trước tình trạng nguồn cung xi măng trong nước dư thừa, nhiều DN xi măng cực chẳng đã phải tìm hướng XK. Thế nhưng việc XK này không đem lại hiệu quả như mong muốn, trái lại có nguy cơ gây thiệt hại cho DN lẫn nền kinh tế.
Nhằm tránh viễn cảnh khủng hoảng thừa 40 triệu tấn xi măng năm 2020, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho rằng, đã đến lúc Chính phủ cần xem xét, rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành xi măng. Tuy nhiên, việc dừng dự án đã trên đà triển khai không hề đơn giản.

End of content

Không có tin nào tiếp theo