Tìm kiếm: hội-viên-nông-dân
Là một người nông dân, cách tốt nhất để học tập và làm theo Bác là không chấp nhận đói nghèo, nỗ lực mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả, làm giàu trên chính quê hương với tâm niệm đó anh Hoàng Đình Văn, Chi hội Nông dân thôn Lừu 2, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu đã trở thành tấm gương sáng trong lao động, sản xuất.
Mạnh dạn vay vốn, đầu tư sản xuất nông nghiệp theo công nghệ của Israel nên đến nay mô hình trồng dưa trong nhà lưới của chị Trần Thị Nhàn, thôn Phú Vật, xã Tiến Đức (Hưng Hà) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Những dãy nhà lưới trồng dưa được chị đầu tư bài bản, khoa học, giúp cây trồng phát triển tốt, cho thu nhập cao.
Được Chủ tịch Hội Nông dân xã Quang Hưng (huyện An Lão) giới thiệu, chúng tôi tìm đến hộ gia đình ông Lương Văn Thăng sinh năm 1965 ở thôn Quang Khải, chủ khu trang trại tổng hợp nuôi, ươm cá giống đem lại hiệu quả cao. Mô hình góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương.
Những cây hành lá negi phủ một màu xanh mướt với chiều cao từ 60 - 70cm tạo ấn tượng với bất kỳ ai khi đến tham quan mô hình trồng hành negi xuất khẩu của anh Hoàng Minh Tuấn, thôn Kênh Xuyên, xã Đông Xuyên (Tiền Hải). Không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình, mô hình của anh Tuấn còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG) trong tỉnh ngày càng có sức lan tỏa và thu hút nhiều nông dân tham gia. Từ phong trào, đã có nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu, thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương mình.
Với mong muốn làm giàu trên vùng đất quê hương, sau nhiều năm học hỏi kinh nghiệm, anh Nguyễn Cao Cường ở khu Giáp Xuân, xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê đã mạnh dạn vay vốn xây dựng trang trại phát triển kinh tế, làm giàu từ mô hình nuôi gia cầm gà, ngan tại địa phương.
Bằng ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên làm giàu, nhiều nông dân huyện Đà Bắc đã mạnh dạn học hỏi, tìm tòi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Bà Vũ Thị Hoa, xóm Bình Lý, xã Tu Lý (Đà Bắc) là một trong những điển hình như vậy.
Với những ưu điểm vượt trội như: chi phí đầu tư thấp, ít dịch bệnh, không tốn nhiều công chăm sóc, mô hình nuôi chim bồ câu của gia đình ông Nguyễn Cao Sơn (tổ 7, phường Quyết Tiến, thành phố Lai Châu) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đến với xóm Chay (thôn Thanh Quýt 3, xã Điện Thắng Trung, Điện Bàn, Quảng Nam) hỏi về ông Ba Hưng chuyên nghề nuôi dế hầu như ai cũng biết. Nhờ công việc độc lạ ở vùng quê mình mà ông đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu, được nhiều người nể phục.
Với mức giá trên dưới 60.000 đồng/kg, vụ này khu vườn sầu riêng của gia đình ông Thoại cho thu nhập khoảng 1 tỷ đồng.
Sau hơn 1 năm đầu tư trồng chuối già Nam Mỹ, gia đình anh Phạm Công Xây (thôn 4, xã Ia Krai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã thu được thành công. Hiện tại, với 7,5 ha chuối già Nam Mỹ, mỗi tháng gia đình anh lãi hơn 90 triệu đồng.
Nhờ mạnh dạn áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, nhiều mô hình kinh tế tại huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đã đưa lại thu nhập cao, góp phần phát triển kinh tế nông thôn mới cho địa phương này.
Làm việc trong Tây Nguyên nhưng Võ Văn Sang đã rẽ ngang, về quê hương Quảng Bình xây dựng mô hình trang trại nuôi cá chình. Sau 4 năm, trang trại của anh Sang đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm và là địa chỉ tham quan, học hỏi của nhiều người.
Dù đã nhiều lần thất bại, nhiều lần cạn kiệt vốn liếng với nghề nuôi tôm nhưng ông Lê Trọng Nghĩa, 48 tuổi, ở ấp An Hải, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn kiên trì theo đuổi đến cùng nghề nuôi tôm và thành quả cuối cùng cũng đã đến với người đàn ông giàu ý chí này.
Với phương châm giúp nông dân khởi nghiệp, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu đã tranh thủ nhiều nguồn lực hỗ trợ người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi tiến đến nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao để phát triển nhanh kinh tế trang trại, gia trại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo