Tìm kiếm: hiệu-quả-đầu-tư

Trong những năm gần đây, các chính sách kinh tế của nước ta dường như vẫn loay hoay trong việc lựa chọn giữa tăng trưởng và kiềm chế lạm phát. Theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, diễn biến kinh tế Việt Nam hơn hai thập kỷ qua cho thấy, lạm phát và tăng trưởng có quan hệ tỷ lệ nghịch.
Sự bất thường CPI ở thời điểm này đang gây “chia rẽ” trong quan điểm điều hành chính sách theo mục tiêu tăng trưởng, hay ổn định. “Nhiều lúc thấy nói sao cũng được. Chỗ này thì bảo cần ổn định và chấp nhận tăng trưởng thấp để cơ cấu lại nền kinh tế, rồi chỗ kia lại bảo DN đang khó khăn quá, nên cứu...”, ông Đỗ Thức - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nói với Thời báo Ngân hàng.
Kiểm soát tốt việc bố trí vốn đầu tư, hoàn thành nhiều công trình quan trọng; xúc tiến tái cấu trúc 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém; sắp xếp lại 27 doanh nghiệp Nhà nước; phê duyệt đề án tái cơ cấu 14 tập đoàn, tổng công ty… là những kết quả đạt được trong việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế thời gian qua.
Theo TS. Trần Hoàng Ngân, mặc dù tín dụng cho tam nông tăng trưởng tốt nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân khu vực nông thôn. Điều đó cho thấy, Nhà nước phải có cơ chế ưu đãi hơn nữa về vốn, hạ tầng để hệ thống ngân hàng có thể phát triển các chi nhánh đến vùng sâu, vùng xa.
Cổ đông Tô Dương Hải, nguyên Giám đốc Chi nhánh miền Nam công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (VCC), hiện sở hữu 18.000 cổ phiếu doanh nghiệp, vừa có đơn “tố” ông Lê Quang Đạo, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) của VCC “điều hành không hiệu quả trong khi lại chuyên quyền, khuất tất”.
Kinh tế vĩ mô được nhận diện trên các góc độ khác nhau. Theo nghĩa rộng, kinh tế vĩ mô bao gồm cả tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, 3 khâu đột phá.
Kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi quy luật GDP quý I tăng trưởng thấp do đầu tư thấp, gây áp lực cho những quý còn lại trong năm. Để xóa bỏ quy luật này, theo TS. Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), phải đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư công, ngay từ những tháng đầu năm.
Trong quý I/2013, tăng trưởng GDP đạt 4,89% là điều rất có ý nghĩa trong điều kiện thục hiện mục tiêu kép (lạm phát thấp hơn, tăng trưởng kinh tế cao hơn). Mặc dù vậy, nền kinh tế vẫn đứng trước những thách thức không nhỏ tiếp tục cần giải pháp khắc phục.
Đánh giá sau 25 năm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có mặt tại Việt Nam (1987-2013), những người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận khu vực FDI đã có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Tất nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại cần sớm được khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

End of content

Không có tin nào tiếp theo