Tìm kiếm: hệ-số-rủi-ro

(DNVN) - Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tổng tín dụng bất động sản chưa có dấu hiệu “bong bóng”. Song không thể loại trừ việc vay vốn tiêu dùng chảy sang bất động sản khi dư nợ tín dụng tiêu dùng tiếp tục tăng cao. Tỷ trọng cho vay bất động sản của toàn hệ thống ngân hàng hiện đạt gần 6% tổng dư nợ của nền kinh tế, trong khi mức an toàn đưa ra là 8 - 10%.
Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, từ nay đến cuối năm 2020, các ngân hàng phải tăng vốn tự có dự kiến gấp 1,8-2 lần so với thời điểm hiện tại mới có thể đáp ứng quy định của Basel II, nhất là khối các ngân hàng thương mại nhà nước. Thế nhưng, không phải nhà băng nào cũng có khả năng hoàn thành được kế hoạch tăng vốn, dù đã triển khai trong nhiều năm qua.
(DNVN) - Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành nhiều chính sách siết tín dụng vào bất động sản. Thay vì kêu khó như những năm trước, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng đã chủ động lên kế hoạch cho việc kinh doanh của mình. Dự đoán, năm 2018 là năm có nhiều hứa hẹn và sôi động của thị trường bất động sản, nhất là phân khúc nhà ở xã hội dành cho khách hàng thu nhập thấp.
(DNVN) - Liên quan đến vấn đề về ngân hàng, mặc dù đã có sự chuẩn bị trước một thời gian dài để đáp ứng các quy định và theo tiêu chuẩn của ngành, nhưng nỗi lo tăng vốn vẫn làm “đau đầu” nhiều lãnh đạo ngành này. Vì thế, việc tìm ra phương án cùng những hỗ trợ từ cơ quan quản lý sẽ giúp hệ thống tổ chức tín dụng bớt áp lực, đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, liên quan đến vấn đề tăng vốn của 4 ngân hàng gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank được phản ánh ở mức độ bức thiết tại các hội nghị toàn ngành và hội nghị từng ngân hàng vừa qua. Lý do là mức vốn hiện tại không đáp ứng đủ hệ số theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước “basel II” kéo theo việc hãm đà tăng tín dụng ở nhóm này khi quy mô của nhóm được xác lập xấp xỉ 51% thị phần trên toàn hệ thống.

End of content

Không có tin nào tiếp theo