Tìm kiếm: khu-vực-đồng-tiền-chung-châu-Âu

Phát biểu tại cuộc hội thảo, do Liên đoàn các phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (FICCI) tổ chức ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ ngày 1/2, Chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) Haruhiko Kuroda lưu ý rằng tình hình tài chính toàn cầu đang trở nên xấu hơn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế đang nổi lớn như Ấn Độ và Trung Quốc.
Số liệu của Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc cho hay, đầu tư ra nước ngoài của nước này đã tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Có vẻ nền kinh tế thứ hai thế giới đang tận dụng sự khó khăn của kinh tế nhiều khu vực để gia tăng ảnh hưởng kinh tế của mình, nhất là các nền kinh tế phát triển.
Thị trường tài chính toàn cầu đã trải qua một tuần bão táp khi các hãng xếp hạng tín nhiệm lớn tiến hành hạ triển vọng của các nền kinh tế hàng đầu châu Âu.
Phát biểu trước chuyến thăm Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Hồng Công (Trung Quốc), Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Jeremy Browne đã kêu gọi các doanh nghiệp Anh mạnh dạn tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở những thị trường mới đang tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.
Hôm qua (25/6), tổ chức định mức tín nhiệm Moodys đã hạ từ một tới 4 bậc tín nhiệm nợ và tiền gửi dài hạn của 28 ngân hàng Tây Ban Nha. Đây là cú đòn mới nhất của Moodys giáng xuống hệ thống tài chính toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khởi phát năm 2008 đã cướp đi hàng triệu việc làm. Hiện tại, trước sự hồi phục chậm chạp của thế giới, thị trường việc làm một lần nữa lại đối mặt với nguy cơ lớn. Chẳng hạn như Mỹ, nền kinh tế này đã đánh mất 8,3 triệu việc làm trong giai đoạn suy thoái, và cho tới nay mới chỉ phục hồi được 43%.

End of content

Không có tin nào tiếp theo