Tìm kiếm: kiến-nghị-Chính-phủ

Việc chậm mở cửa nền kinh tế, đưa hoạt động sản xuất quay trở lại bình thường như cách chuyển từ mục tiêu "zero COVID-19" sang "sống chung" với COVID-19 không chỉ giúp doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi mà còn giúp đất nước không mất đi những cơ hội về đầu tư, về đơn hàng và bắt kịp đà phục hồi của thế giới.
4 hiệp hội đại diện cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam kiến nghị Chính phủ cần có lộ trình rõ ràng cho việc mở cửa trở lại nền kinh tế ngay từ bây giờ. Việt Nam phải hành động ngay để duy trì khả năng cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, đồng thời không bị tụt hậu trong quá trình phục hồi kinh tế.
DNVN - Trong bối cảnh giãn cách, phong tỏa kéo dài khiến hàng loạt doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, để không đối mặt nguy cơ phá sản, chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy. Mới đây, lãnh đạo của 14 hiệp hội ngành hàng lớn nhất nước đã có văn bản kiến nghị đến Chính phủ chống dịch theo "điểm", đưa kit xét nghiệm vào diện bình ổn giá.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết Thường trực Thành ủy Hà Nội đã giao Ban Cán sự đảng UBND chỉ đạo Công an Thành phố hướng dẫn, tổ chức cấp giấy đi đường cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đúng quy định, nhanh, gọn, thuận tiện, bảo đảm thực hiện giãn cách triệt để trong “vùng đỏ”.
Nhu cầu thị trường thế giới tăng cao là cơ hội để kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đổi chiều từ nhập siêu sang xuất siêu trong những tháng còn lại của năm 2021. Song, việc tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc lớn vào việc kiểm soát dịch COVID-19, cũng như nới lỏng các quy định hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất.
DNVN - Liên quan đến việc nhiều doanh nghiệp (DN) soạn thư kiến nghị trực tuyến và kêu gọi 5.000 chữ ký "cầu cứu" Chính phủ để vượt qua đại dịch, TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, đây là quyền chính đáng của DN, Chính phủ cần lắng nghe, từ đó xây dựng chính sách phù hợp.
Đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đang khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước dừng hoạt động, mất khả năng thanh khoản. Cộng đồng doanh nghiệp khẩn thiết "kêu cứu" tới Chính phủ, bộ ngành và địa phương có quyết sách hỗ trợ khu vực doanh nghiệp này kịp thời, để vượt qua đại dịch COVID-19.
Việc đẩy mạnh kết nối thị trường cho các sản phẩm nông sản của các hợp tác xã thông qua nhiều kênh phân phối từ xuất khẩu, siêu thị tới thương mại điện tử... sẽ tạo được đầu ra vững chắc. Bởi lâu nay, nhược điểm của ngành nông nghiệp là mù mờ về thông tin, dữ liệu, hai bên mua bán không gặp nhau từ kết nối tới chất lượng, giá cả.

End of content

Không có tin nào tiếp theo