Tìm kiếm: logistics-tại-Việt-Nam
DNVN - Với con số lợi nhuận cao lên đến hàng tỷ USD mỗi năm, logistics đang là dịch vụ kinh doanh hấp dẫn của nhiều công ty trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nhân lực ngành logistics hiện vẫn đang thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng so với nhu cầu.
Đại dịch Covid-19 được xem là một cơ hội để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics xem xét lại chiến lược hoạt động, đa dạng hóa thị trường cung cấp dịch vụ... để nâng cao năng lực cạnh tranh giành thị phần từ tay khối ngoại.
DNVN - BĐS công nghiệp phát triển tác động tích cực và trực tiếp đến các thị trường khác như nhà ở, văn phòng cho thuê như thế nào? Giải pháp nào để xây dựng và đa dạng hóa mô hình phát triển khu công nghiệp... chỉ là 2 trong 5 nhóm vấn đề quan trọng đang được giới đầu tư quan tâm trong lĩnh vực Bất động sản công nghiệp.
DNVN - Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp hiện có 328 khu công nghiệp (KCN) được thành lập, trong đó có 256 KCN đã đi vào hoạt động, 72 KCN đang xây dựng, 46 KCN đã đạt tỷ lệ lấp đầy và đang được mở rộng. Theo các chuyên gia đầu ngành về kinh tế và BĐS, phân khúc BĐS Công nghiệp giai đoạn 2020 -2025 sẽ là “cơ hội vàng” cho các nhà đầu tư.
Cánh cửa thị trường đối với lĩnh vực bán lẻ, thương mại điện tử, logistics của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mở rộng hơn so với cam kết Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhưng cơ hội chỉ thuộc về doanh nghiệp dám chấp nhận thách thức.
Nông sản là một trong những lĩnh vực xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước nhưng lại bị đánh giá là có nhiều hạn chế do dịch vụ logistics còn yếu kém và manh mún.
DNVN - Ngày 26/11/2019, Vietnam Report phối hợp cùng Báo VietNamNet công bố Bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2019. Theo đó Samsung dẫn đầu bảng xếp hạng Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Vingroup dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất.
Ngày 2/11, Bán kết cuộc thi 'Tài năng trẻ Logistics Việt Nam 2019' đã được tổ chức đồng thời tại 2 thành phố: Hà Nội và Hồ Chí Minh. Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương chỉ đạo mạng lưới đào tạo Logistics Việt Nam tổ chức cuộc thi này.
DNVN - Việc nhiều doanh nghiệp đang có ý định dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc qua Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, kéo theo dòng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng quá nhanh là “con dao hai lưỡi” với ngành logistics nước ta.
Hải Phòng phải trở thành “cứ điểm” của các doanh nghiệp logistics mạnh. Đầu tư hạ tầng phải có chọn lọc, quy mô và tính hiện đại.
Là thành viên CPTPP, ngành logistics Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển và lấn sâu hơn. CPTPP theo lộ trình hướng tới xóa bỏ nhiều loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước tham gia CPTPP, sự phát triển sôi động của hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam được coi là cơ hội lớn cho ngành logistics.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ muốn phát triển mạnh đội ngũ doanh nghiệp logistics trên nền tảng hạ tầng giao thông đồng bộ, môi trường kinh doanh thuận lợi để tăng cường liên kết các vùng kinh tế trong nước và giữa Việt Nam với thế giới.
Theo Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), hiện các doanh nghiệp logistics Việt Nam hoạt động manh mún, thiếu kinh nghiệm và chuyên nghiệp. Cùng với đó, tiềm lực tài chính còn yếu, với khoảng 80% doanh nghiệp thành lập có vốn điều lệ vài tỷ đồng.
(DNVN) - Sự nở rộ mô hình bán lẻ trực tuyến ở Việt Nam đang kéo theo cuộc đua khốc liệt giữa khối nội và khối ngoại trong ngành logistics để tranh giành thị phần kho vận, giao hàng nhanh tại các thành phố lớn nhằm phục vụ xu hướng này.
Theo các chuyên gia, Việt Nam đang có cơ hội để xây dựng một hệ thống logistics hiện đại, đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics. Do đó, nhân sự ngành logistics tại Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội việc làm, bởi đây là ngành mang tính toàn cầu hóa cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo