Tìm kiếm: lễ-cấp-sắc
Cũng giống như đồng bào Dao đỏ ở nhiều địa phương, đồng bào Dao ở xã Suối Quyền huyện Văn Chấn (Yên Bái) có nhiều lễ nghi quan trọng như lễ Lập tịch, Tết thanh minh; Tết nhảy (là một nghi lễ tạ ơn tổ tiên, Bàn vương). Trong những lễ nghi này đồng bào Dao ở Suối Quyền không thể thiếu điệu múa Chuông. Đây là điệu múa nằm trong khuôn múa thiêng vì có sự xuất hiện của ông Mo và chỉ những người đàn ông mới được múa.
Lời răn dạy là những câu nói có vần, có nhịp điệu về giáo lý, đạo đức trong gia đình, cộng đồng được ghi chép trong sách cổ người Dao. Lời răn dạy gồm nhiều loại, thể loại khác nhau ghi chép xuyên suốt theo chu kỳ đời người, là kho tàng tri thức dân gian quý giá cần được bảo tồn, phát huy đồng thời với giá trị - hồn sách cổ của người Dao.
Tủ Cải là một nghi lễ tín ngưỡng tâm linh của người Dao Đầu Bằng chứng nhận đứa bé trai đã trưởng thành, được tổ tiên, thần linh nhận mặt, khi chết được về với tổ tiên.
Tuy cư trú ở vùng núi cao, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng đồng bào Dao đỏ ở Cao Bằng có truyền thống văn hoá phong phú và giàu bản sắc, trong đó có nghi lễ nhảy lửa, cầu bình an, sức khỏe cho người dân trong làng. Đây cũng là nghi lễ không thể thiếu trong lễ cấp sắc của người Dao đỏ ở xã Bình Lãng, huyện Thông Nông nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung
Cùng với việc sáng tạo ra những bộ trang phục truyền thống cầu kỳ, lạ mắt, hát Páo dung là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc Dao ở Văn Yên (Yên Bái), là phương tiện chuyển tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Dao trong cuộc sống thường ngày.
Những điệu múa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng được hình thành từ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, đồng thời, mô phỏng các động tác lao động và sinh hoạt của con người dân tộc đó. Múa bắt ba ba (Piáo tộ) của người Dao đỏ là một trong những điệu múa độc đáo, đặc sắc bởi không giống với bất kỳ điệu múa của một dân tộc nào khác và trở thành niềm tự hào được giữ gìn trong đời sống tinh thần của người Dao đỏ ở Cao Bằng từ bao đời nay
Lễ Cấp Sắc trong tiếng Dao còn được gọi là “quá tăng” – tức là lễ “qua đèn”. Qua đèn tượng trưng cho người được soi sáng, chỉ đường, hướng về tổ tiên, nguồn cội, bỏ qua cái xấu, đi theo cái tốt.
(DNVN) - Doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu một số hình ảnh độc đáo trong lễ cấp sắc 12 đèn của đồng bào Dao đỏ thôn Kỳ Công Hồ, xã Tòng Sanh, huyện Bát Xát ( tỉnh Lào Cai). Lễ diễn ra trong 4 ngày đêm liên tục với nhiều nghi lễ cúng huyền bí. 35 cặp vợ chồng được 12 thầy cúng có uy tín làm lễ. Trong những ngày này, thầy và trò đều phải kiêng ăn thịt và những đồ có mỡ.
Trong khuôn khổ Festival di sản Quảng Nam diễn ra từ 22-26.6, hai di sản văn hóa thế giới tại Quảng Nam là khu đền tháp Chăm Pa Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên) và đô thị cổ Hội An (TP.Hội An) sẽ mở cửa cho du khách tham quan miễn phí.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) gồm 33 di sản văn hóa phi vật thể.
Ông Nguyễn Việt Thanh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết, tỉnh đã hoàn thành lập hồ sơ lý lịch nghi lễ then (hát then) để trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tối 4/11, tại Lạng Sơn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh có các dân tộc đang lưu giữ nghệ thuật hát then, đàn tính đã tổ chức Liên hoan hát Then, đàn Tính toàn quốc lần thứ 4 năm 2012.
End of content
Không có tin nào tiếp theo