Tìm kiếm: mã-số-vùng-trồng
Thời điểm cuối năm được kỳ vọng sẽ là "cơ hội vàng" để ngành rau quả đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, bù đắp sự sụt giảm trong những tháng qua. Tuy nhiên, nhiều cảnh báo cho thấy, ngành rau quả cần thận trọng để tránh rơi vào cảnh ùn ứ tại cửa khẩu, bị trả về vì không đáp ứng được yêu cầu.
Thời gian gần đây, đã có một số lô hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam bị trả về do vi phạm quy định về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Đây là mối lo lớn đối với ngành nông nghiệp.
Tính đến tháng 8/2020 đã có 47 tỉnh gửi văn bản đề nghị và đã cấp được 1.735 mã số vùng trồng với diện tích trên 180.000 ha cho 9 loại quả tươi (thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, dưa hấu, chuối, mít và măng cụt) xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo đã mang về 2,2 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ 2019.
Thông tin xoài Cao Lãnh (Đồng Tháp) bị mạo danh mã số vùng trồng khiến phía Trung Quốc cấm nhập khẩu đang là hồi chuông cảnh tỉnh về vấn nạn nhập nhèm xuất xứ không chỉ với mặt hàng xoài mà là cả ngành hàng nông sản.
Dự kiến 250 tấn nhãn Hải Dương sẽ xuất khẩu đi Singapore, Australia, Mỹ, Anh và các thị trường cao cấp khác trong năm 2020.
Để tận dụng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) thì việc nâng chất nông lâm thuỷ sản Việt xuất khẩu vào EU bằng nhãn mác Việt là rất cần thiết trong lúc này.
Nhiều thị trường siết chặt quy định nhập khẩu sẽ tác động tới hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam, nhưng đây cũng là cơ hội lớn để ngành này tổ chức lại sản xuất, "lột xác" trong tương lai.
Ngày 22/6, lô xoài tượng da xanh 30 tấn đầu tiên ở tỉnh Sơn La đã được doanh nghiệp thu mua với giá từ 10.000 - 15.000 đồng/kg để xuất khẩu sang Mỹ.
DNVN - Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, trong ngày 19/6, 1 tấn vải thiều tươi đầu tiên đã xuất đi Nhật Bản bằng đường hàng không. Gần 4 tấn vải còn lại (trong tổng số 5 tấn của ngày 18/6) sẽ đi bằng đường biển. Dự kiến khoảng gần 200 tấn vải thiều tươi sẽ xuất khẩu thành công vào thị trường này trong năm nay.
Sau quá trình chăm sóc kỹ càng, những lô vải thiều đạt tiêu chuẩn tốt nhất đang vào chính vụ thu hoạch để chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Ngày 6/6 tới, tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều trực tuyến với 64 điểm cầu trong và ngoài nước.
Ngày 25/5/2020 tại huyện Thanh Hà, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức Chương trình "Thu hái vải thiều và cắt băng xuất khẩu lô vải thiều đầu tiên đi Singapo, Mỹ, Úc năm 2020".
Thông tin từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thanh Hà cho biết năm nay, vải bắt đầu cho thu hoạch từ đầu tháng 5 và đến đầu tháng 7 mới kết thúc, kéo dài hơn từ 7-10 ngày so với những năm trước (cả vải chín sớm và chính vụ). Do đó, giá vải ổn định ở mức cao.
Cục Bảo vệ thực vật đã họp trực tuyến với các đối tác liên quan của Nhật Bản để bàn hoàn thiện tất cả thủ tục cho xuất khẩu quả vải tươi Việt Nam đầu tiên sang Nhật Bản.
End of content
Không có tin nào tiếp theo