Tìm kiếm: nét-văn-hóa
Mùa nào đến với các tổ hợp vui chơi giải trí Sun World cũng là mùa lễ hội, mà hội nào cũng được đầu tư bài bản, hoành tráng, hấp dẫn, cũng vui chất ngất từng giây.
Đến vùng đất Yên Bái nơi có bà con dân tộc Sán Chay sinh sống vào dịp mùa Xuân về bạn sẽ được thưởng thức nàn điệu hát Sình ca nổi tiếng.
Hát Sli rất phong phú và hấp dẫn, nhưng thể hiện đậm nét thế giới tâm hồn và truyền thống văn hoá của cộng đồng người Nùng phải kể đến điệu Sli Giang.
Lễ nhập hạ có ý nghĩa quan trọng đối với sư sãi và đồng bào Khmer, vừa tạo thời gian để sư sãi chuyên tâm học đạo, trau dồi giáo lý và tự vấn bản thân trong quá trình tu hành, vừa tạo điều kiện cho người dân chuyên tâm lao động sản xuất, đạt năng suất cao trong mùa vụ…
Lễ tra hạt là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Khơ Mú nhằm cầu mong thần linh che chở, phù hộ cho dân bản mạnh khỏe, mùa màng bội thu, cho lúa xanh tốt, cho thóc đầy bồ, dân bản no ấm…
Cùng với việc sáng tạo ra những bộ trang phục truyền thống cầu kỳ, lạ mắt, hát Páo dung là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc Dao ở Văn Yên (Yên Bái), là phương tiện chuyển tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Dao trong cuộc sống thường ngày.
"Lày cỏ" hoặc "sai mạ" là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người Tày, Nùng ở tỉnh Cao Bằng và một số địa phương lân cận, mang nét văn hóa dân gian đặc sắc.
Giọt nước đối với đồng bào dân tộc Bahnar, Jrai ở Tây Nguyên là một biểu tượng văn hóa hết sức độc đáo, nó gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần, tâm linh của bà con trong từng buôn làng. Thường thì mỗi buôn làng đồng bào dân tộc đều có một giọt nước.
Chợ tình xuất hiện ở nhiều địa phương miền núi phía Bắc. Chợ tình Xuân Dương có từ hàng trăm năm nay, gắn với sự tích cảm động về tình yêu đôi lứa.
Đâm đuống là tục lệ có từ lâu đời ở các vùng đồng bào dân tộc Mường, Hòa Bình và huyện Thanh Sơn (Phú Thọ). Theo tiếng Mường, đâm đuống còn gọi là “chàm đuống”, chàm là đâm từ trên xuống, đuống là máng gỗ để giã lúa…
Văn hóa Mường là một nền văn hóa đã sớm khẳng định bản sắc riêng, qua lối sống, nếp sống và phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống. Trong đó tục cưới xin của người Mường ở Hòa Bình là một nét văn hóa đặc sắc, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, phát triển gia đình, dòng tộc dân tộc Mường qua hàng nghìn năm lịch sử.
Những năm trở lại đây lễ hội Óc Om Bóc - đua ghe Ngo đã trở thành sự kiện văn hóa truyền thống lớn của Sóc Trăng.
Sống khép kín và gần như biệt lập với thế giới hiện đại, một bộ lạc có tên Himba vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc sắc từ nghìn xưa.
(DNVN) - Bánh gai là món bánh ngọt truyền thống của Việt Nam, bắt nguồn từ vùng Đồng bằng Bắc bộ ở Việt Nam. Nổi tiếng bậc nhất phải kể đến bánh gai Ninh Giang của Hải Dương.
Chồng cỗ cao là một nét văn hoá dân gian đặc sắc, một tục lệ có từ rất lâu đời của người Hà Tĩnh. Nhìn những chồng cỗ được xếp cao như những ngọn tháp và trưng bày kín cả khuôn viên từ thượng điện, hạ điện đến cả bên ngoài nhà thờ, người ta hiểu được cuộc sống sung túc của con cháu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo