Tìm kiếm: ngành-công-nghiệp-hỗ-trợ

Sáng nay, 4/9, tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) đã diễn ra đồng thời 4 triển lãm chuyên ngành công nghiệp kết hợp, bao gồm: Triển lãm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 5, Triển lãm Việt Nam Manufacturing Expo 2013, Triển lãm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2013 và Triển lãm công nghệ cao Nhật Bản.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam hiện còn khá thấp so với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Thậm chí nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su, dệt may... tuy đã có chỗ đứng trên thị trường quốc tế, nhưng giá trị gia tăng đem lại còn thấp.
Saeilo, Tập đoàn chế tạo và cung cấp máy móc toàn cầu của Nhật Bản (với nhiều chi nhánh ở châu Á, châu Âu và Mỹ) dự tính sẽ nâng cấp Văn phòng đại diện tại Việt Nam thành Công ty để khai thác thị trường Việt Nam, nơi mà các doanh nghiệp trong nước chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu thị trường trong ngành công nghiệp phụ trợ.
Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoạt động tại TPHCM hiện nay có xu hướng thuê nhà xưởng xây sẵn của các công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp để nhanh chóng đi vào sản xuất thay vì trước đây là thuê đất để xây dựng nhà xưởng. Những doanh nghiệp chọn thuê nhà xưởng xây sẵn chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa.
Theo mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại...”. Để phát triển ngành công nghiệp - được coi là “chân núi” - cần phát triển một số ngành mũi nhọn - “đỉnh núi”. Để thực hiện điều này, cần phải có sự phối hợp của nhiều cấp, ngành và DN.
Khi tham gia các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), mục đích của Việt Nam là đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường. Thế nhưng, cho đến nay, việc tận dụng lợi thế mà FTA mang lại của doanh nghiệp vẫn chưa hiệu quả, nếu không muốn nói là có chiều hướng đi xuống.

End of content

Không có tin nào tiếp theo