Tìm kiếm: ngừng-việc
DNNV – Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đã có hơn 15 triệu người đã được thụ hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, với số tiền giải ngân hơn 8.400 tỷ đồng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tỉnh, thành sợ trách nhiệm, lúng túng trong triển khai, chưa chi hỗ trợ người lao động bị ngừng việc, mất việc theo quy định.
Kết luận cuộc họp trực tuyến sáng 29/8 với 20 tỉnh, thành phố, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta đã hy sinh về kinh tế - xã hội để thực hiện giãn cách xã hội thì đổi lại, phải kiểm soát được tình hình, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian sớm nhất.
DNVN - Theo công văn hướng dẫn một số vướng mắc trong việc thực hiện chính sách lao động Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa ban hành, người lao động không đồng ý với phương án lưu trú theo mô hình "3 tại chỗ" thì có thể ngừng việc.
Cần xác định rõ “còn người, còn của”, tính mạng, sức khoẻ của công nhân là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp”, Phó Thủ tướng nói. Dứt khoát bảo đảm an toàn dịch bệnh mới được sản xuất và sản xuất phải an toàn. Đây là tiền đề cho việc duy trì, bảo đảm sản xuất trong điều kiện dịch bệnh.
Hiện Quỹ BHTN kết dư gần 90.000 tỉ đồng. Trong thời điểm người lao động và DN đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất giảm mức đóng và các mục chi trả để giảm áp lực cho DN và người lao động.
Vợ chồng ông Giang Thanh Tùng (Hà Nội) làm chung một công ty tư nhân. Hiện tại, vợ chồng ông đều bị nghỉ việc và cách ly do công ty có liên quan đến ca nhiễm COVID-19. Ông Tùng hỏi, vợ chồng ông có thuộc diện được hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP không.
Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 722/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang, đến nay, các địa phương, sở, ngành liên quan đã chi trả hơn 14,5 tỷ đồng hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.
DNVN - Trong Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch COVID-19 vừa mới ban hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không được lạm thu đầu năm học mới. Tổ chức khai giảng năm học mới linh hoạt theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tùy tình hình dịch bệnh tại địa phương.
Người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do COVID-19 có thể làm thủ tục để được hỗ trợ trên Cổng dịch vụ công quốc gia bằng cách truy cập vào địa chỉ https://ncovi.dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-ncovid-danh-sach-dich-vu-cong.html.
DNVN - Theo Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD), với cộng đồng doanh nghiệp (DN), các hỗ trợ về chính sách không thể trong ngắn hạn, trong vài tháng, mà cần đủ dài. Do đó, VACD kiến nghị Chính phủ 5 nhóm chính sách hỗ trợ áp dụng cho các năm 2021, 2022 và 2023 để cứu DN.
DNVN – Góp ý vào Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh COVID-19, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đưa ra nhiều kiến nghị, trong đó nhấn mạnh nội dung hỗ trợ cắt giảm chi phí, dừng các khoản thu chưa phải chi ngay và giảm 30% giá điện cho đến hết năm 2021 để "cứu" doanh nghiệp.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ gần 130.176 tấn gạo để cứu đói cho 8.678.378 khẩu, trong thời gian 1 tháng (mức hỗ trợ 15kg gạo/khẩu) thuộc 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 năm 2021.
Thủ tướng nhấn mạnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân với tinh thần "chống dịch như chống giặc", chúng ta đang thực hiện nhiệm vụ kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.
Trước những diễn biến hết sức phức tạp của dịch COVID-19 trong thời gian qua đã có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Ông Nguyễn Việt Khoa (Cần Đước, Long An) làm nghề "xe ôm", vợ ông nhận hàng may gia công, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên vợ chồng ông đều thất nghiệp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo