Tìm kiếm: nghi-kỵ

48 người dân làng Găng, xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn, bỗng nhiên bị mẩn ngứa, mệt mỏi, chán ăn, không ngủ được… khiến xuất hiện tin đồn là họ bị bỏ “bùa thuốc độc”. Tin đồn đang khiến những người bị nghi ngờ “bỏ bùa” bị ghẻ lạnh, tình làng nghĩa xóm rạn nứt… dù cơ quan y tế đã cho biết đó là chứng dị ứng bình thường.
Tôi đã bị sốc khi lần đầu nhìn thấy tiêu đề bài báo tường thuật ý kiến của ông Phó ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội về vụ chặt cây xanh trên một tờ báo mạng. Nhưng khi đọc hết các ý kiến trong bài báo, tôi tìm thấy khá nhiều điểm để đồng tình với ông Phan Đăng Long.
N.A là một nhân vật thành danh lĩnh vực của mình - và đó là lý do cô gửi đến cho Lao Động một lá thư khuyết danh. Không tên nhân vật, không tên cơ quan. Cô không muốn động chạm đến ai. Nhưng chính cái tâm lý "không muốn động chạm" ấy là điều khiến cho cô dằn vặt. Ở nhiều cơ quan, khi một lãnh đạo muốn sống yên ổn, không va chạm, chính là lúc họ có lỗi với rất nhiều người - những cấp dưới đang chờ đợi một người biết chiến đấu để bảo vệ quyền lợi cho những lao động nhỏ bé.
Ở đây, ai ốm đau cũng nghĩ mình bị bỏ “sâu thuốc độc”. Họ không đi bệnh viện mà tìm thầy giải, mỗi chén thuốc vỏ cây tốn tới mấy trăm nghìn đồng. Rồi họ nghi kỵ lẫn nhau, lôi nhau đi kiện tụng, thậm chí suýt giết nhau để... trừ họa cho dân làng. Chưa ai nhìn thấy con “sâu thuốc độc” nó thế nào, song chuyện hoang đường này đang làm điên đảo nhiều làng quê vốn không hề lạc hậu thuộc tỉnh Đắc Lắc.

End of content

Không có tin nào tiếp theo