Tìm kiếm: người-vay

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 689/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn 2013-2015, phấn đấu đến 2015, nợ công không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Trước thông tin cho rằng, 480 ngàn tỷ đồng là con số mà nền kinh tế trả lãi ngân hàng trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã có thông tin chính thức về số tiền các tổ chức tín dụng (TCTD) đã trả lãi tiền gửi, tiền vay cho nền kinh tế để thấy toàn cảnh tình hình kinh doanh ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn.
Theo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, đã hội tụ đủ điều kiện để giảm lãi suất huy động về mức 7%/năm và lãi suất cho vay về mức 10%/năm. Đi trước một bước, ngay từ ngày 6-5, NH Vietcombank quyết định điều chỉnh giảm lãi suất huy động về 6%/năm. Đây đã là tín hiệu vui đối với nền kinh tế?
Nghị định 24/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng chính thức có hiệu lực từ 25/5/2012. Nhìn lại chặng đường một năm qua, dù có không ít sóng gió, nhưng những kết quả bước đầu cho thấy bước đi đúng đắn của Nghị định này.
Thời gian qua, ở một số tỉnh khu vực Tây Nguyên và nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ vỡ nợ tín dụng đen. Nguyên nhân, do người dân tham lãi suất cao đã đổ hết vốn liếng, thậm chí huy động cả bạn bè người thân đưa tiền cho chủ nợ. Đáng nói là câu chuyện này luôn được cảnh báo, hậu quả luôn nặng nề, nhưng nhiều người vẫn nhẹ dạ cả tin chạy theo hoạt động tín dụng đen.
Nhiều gia đình khi không tiếp cận được vốn ngân hàng đã ủy quyền cho người khác sử dụng sổ đỏ của mình để vay giúp, song không ngờ phải gánh món nợ khổng lồ từ trên trời rơi xuống .
Để kích thích thị trường bất động sản đồng thời thúc đẩy tín dụng, các ngân hàng đã chủ động tung ra nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi lãi suất cho các khoản vay mua nhà. Tuy nhiên, đa số người dân vẫn tỏ ra khá thận trọng khi tiếp cận với các gói hỗ trợ này.
Thời gian qua, hàng loạt biện pháp được đưa ra nhằm phá băng thị trường bất động sản, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản, giá nhà đất liên tục giảm trong khi các ngân hàng mở rộng cửa với các gói cho vay mua nhà lãi suất hấp dẫn. Tuy nhiên trên thực tế, để tiếp cận nguồn vốn ngân hàng vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Để phân tích vấn đề nợ xấu ngân hàng đang “tắc” ở đâu, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, trước hết cần hiểu rõ nợ xấu phát sinh từ đâu? Trong thời gian qua, ngân hàng cho DN vay khá nhiều, trong đó không ít DN vay với mục đích sản xuất kinh doanh nhưng không sử dụng đúng mục đích như khi làm hồ sơ vay vốn.
Một nguyên tắc tối quan trọng trong xử lý nợ xấu là vấn đề thời gian thì dường như việc hành động đang khá chậm trễ. Xử lý nợ xấu và tái cấu trúc doanh nghiệp đang là vấn đề nóng của kinh tế Việt Nam. Quyết tâm chính trị đã có, nhưng hành động trên thực tế vẫn còn chậm và vướng. Cần những tư duy mới và nhiều chính sách cụ thể hơn để giải quyết tận gốc nợ xấu và tái cấu trúc toàn diện nền kinh tế.

End of content

Không có tin nào tiếp theo