Tìm kiếm: những-cải-cách

Mới đây, Quỹ Tiền tệ Thế giới IMF đã đưa ra lời cảnh báo đối với tình hình cho vay cá nhân của Bắc Kinh khi cho biết hệ thống tài chính nước này đang ngày càng dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết, đặc biệt khi hệ thống cho vay “không lành mạnh” đã bằng 1/4 GDP cả nước.
Theo các nghiên cứu mới đây, phần lớn nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam là điểm đến do có những yếu tố giảm chi phí cơ bản (như lao động, đất đai, nguyên liệu rẻ…). Tuy nhiên, những lợi thế này đang mất dần qua thời gian thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
“Việc tăng giá của một số dự án gần đây không phải do thông tư 03 mà do nhiều yếu tố. Thứ nhất, những hàng hóa mà người ta đã đặt ra đó là chi phí vốn, chi phí đầu tư quá nhiều. Khi thị trường đã tốt lên, những dự án mà có giá bán đã tới “xương” rồi thì họ cũng phải tăng giá bán lên để bù đắp chi phí”, ông Nguyễn Quốc Khánh, Tổng giám đốc công ty Cổ phần Đầu tư & Phân phối DTJ - Chủ tịch liên minh sàn giao dịch BĐS G5 cho biết.
“Muốn gia nhập TPP bản thân các DNNN phải cơ cấu lại, ví dụ như cổ phần hóa, đặc biệt là cổ phần hóa gắn với các đối tác chiến lược để qua đó tiếp nhận được công nghệ, kỹ năng. Chính cái tiếp nhận này cùng với cấu trúc thị trường lại càng gây áp lực cạnh tranh lẫn nhau cho DN”. TS. Võ Trí Thành – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương chia sẻ về những định hướng cho các DN khi gia nhập TPP.
Ông Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, mục tiêu của các nội dung sửa đổi của Luật Doanh nghiệp là để doanh nghiệp (DN) trở thành công cụ kinh doanh an toàn, hấp dẫn hơn với nhà đầu tư, cũng như DN.
Thế giới bước vào năm mới vẫn theo đà bị lôi cuốn theo xu thế toàn cầu hóa khó có thể cưỡng nổi với tất cả những tích cực và tiêu cực chung mà còn với nhiều hiểm họa an ninh đối với từng quốc gia riêng lẻ. Hơn hai thập niên sau khi “chiến tranh lạnh” kết thúc, một trật tự mới ít nhiều khả dĩ vẫn chưa được hiện hình ổn định. Trái lại, chính trường ở nhiều quốc gia đang có xu hướng chối bỏ hiện tại để kiếm tìm những kịch bản khác nhau cho con đường đi tới tương lai ổn định và bền vững hơn.
Các chuyên gia tham gia cuộc tọa đàm “Việt Nam với TPP: Cơ hội và thách thức” do Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam phối hợp với Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 8/1/2014 tại Hà Nội đều có chung nhận định rằng Việt Nam cần nắm lấy cơ hội này để hội nhập sâu rộng hơn nữa.

End of content

Không có tin nào tiếp theo